Phú Long vượt khó trong công tác giảm nghèo

Là một trong những xã thuộc diện khó khăn của huyện Nho Quan, những năm qua, xã Phú Long đã chủ động, linh hoạt biến khó khăn trở thành lợi thế, từng bước thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, góp phần nâng cao hơn nữa đời sống kinh tế cho nhân dân.

Nhà văn hóa thôn 4, xã Phú Long (Nho Quan) đang được cải tạo, nâng cấp từ sự đóng góp của nhân dân.

Dẫn chúng tôi đi tham quan nhà văn hóa thôn đang được xây dựngtường bao và nâng cấp vài hạng mục đã bị xuống cấp, Bí thư Chi bộ thôn 4 ĐinhThị Hoa phấn khởi cho biết, nhà văn hóa thôn được xây dựng từ lâu, đã bị xuốngcấp nghiêm trọng. Tuy chưa thể đóng góp khoản tiền lớn để xây mới nhà văn hóa ởthời điểm này, song với sự chung tay cải tạo, nâng cấp của nhân dân thì “ngôi nhà chung” của thôn sẽ được khai tháccó hiệu quả trong thời gian tới.

Đặc biệt, việc nâng cấp, cải tạo nhà văn hoáthôn còn là một công trình có ý nghĩa, thể hiện đời sống kinh tế của nhân dân đãđược nâng lên rất nhiều. Bởi chỉ khi kinh tế của bà con được ổn định, thì mọi vậnđộng đóng góp để xây dựng các thiết chế văn hóa, các công trình cơ bản sẽ thuậnlợi hơn.

“So với các thôn khác trong xã Phú Long, thôn 4 còn nhiều khó khăn hơncả. Toàn thôn có 181 hộ với 560 khẩu, đời sống của bà con phụ thuộc vào sản xuấtnông nghiệp. Mía và sắn là cây trồng chủ lực, song manh mún, hiệu quả chưa cao,công tác xóa đói, giảm nghèo vì thế mà cũng không bền vững. Đời sống khó khănnên thôn không thể huy động được sự đóng góp trong nhân dân để xã hội hóa cáccông trình cơ bản”- Bí thư Chi bộ thôn Đinh Thị Hoa cho biết.

Những năm qua, nhân dân thôn 4 đã áp dụng các tiến bộ KHKTvào trồng trọt, chăn nuôi và đặc biệt là đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồngkém hiệu quả sang các cây cho năng suất, giá trị cao hơn. Điển hình là đã có 33hộ đưa vào trồng cây na trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao.

Ông Bùi Đức Lợi là mộttrong những hộ đi đầu trong việc trồng cây na trái vụ ở thôn 4, cho biết, trướcđây, cũng như các hộ dân trong thôn, gia đình ông chỉ trồng cây mía, cây sắn,giá cả bấp bênh bởi điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cách đây 3 năm, sau khi đi họchỏi kinh nghiệm ở một số địa phương khác, ông Lợi quyết định chuyển sang trồngna trái vụ. Trừ các khoản chi phí, mỗi năm cũng thu hoạch được từ 9-10 triệu đồng/sào/năm.Với sự cần cù, năng động của người dân, công tác giảm nghèo của thôn 4 đã đạt đượckết quả đáng ghi nhận. Theo kết quả rà soát hiện nay, trong thôn 4 chỉ còn 8 hộnghèo, trong đó cả 8 hộ nghèo đều thuộc đối tượng bảo trợ, không có hộ nào cólao động mà thuộc diện nghèo.

Đồng chí Bùi Thế Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Long chobiết, để thực hiện được mục tiêu đề ra trong công tác giảm nghèo, xã đã chỉ đạocác đoàn thể tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, kiên trì vận độngnhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, quađó, nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường của người dân PhúLong.

Bên cạnh đó, Đảng bộ còn giao nhiệm vụ cho từng đảng viên, có trách nhiệmgiúp đỡ các hộ khó khăn vươn lên thoát nghèo. Các hội, đoàn thể trong xã cũng đãphát huy vai trò tích cực, chủ động trong tuyên truyền, vận động hội viên, đoànviên, nhân dân hăng hái lao động sản xuất phát triển kinh tế, xóa đói, giảmnghèo.

Ngoài ra, Hội Nông dân còn tranh thủ sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông, TrạmBảo vệ thực vật, Trạm Thú y huyện… tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật; mởcác lớp tập huấn về bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, vậtnuôi; chọn những cây, con giống đạt hiệu quả kinh tế cao; ứng dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi cho cán bộ, hội viên…

Đến nay, địa phươngđã hình thành vùng trồng mía với diện tích được mở rộng lên trên 220 ha, sản lượngtrung bình 60 tấn/ha, có giá từ 50-60 triệu đồng/ha. Sản phẩm được thu mua tậnruộng và quan trọng là người dân không bị các thương lái ép giá. Một lợi ích nưãcủa cây mía, đó là người dân có thể tận dụng phần ngọn mía để phát triển chănnuôi. Nhiều hộ dân đã hướng đến chănnuôi tập trung theo mô hình trang trại, đưa các con đặc sản vào nuôi như hươu,nhím, dê, ong mật…

Từ các mô hình tổng hợp này nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèovà làm giàu. Xã cũng đã mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật để hướng dẫnbà con có thêm kinh nghiệm trong chăn nuôi gà đồi. Qua đó, nhiều hộ chăn nuôi đãcó thêm những kiến thức cần thiết để áp dụng vào mô hình cho hiệu quả kinh tếcao. Đến nay, toàn xã Phú Long có gần 100 hộ nuôi gà đồi có quy mô trên 100 contrở lên. Theo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn3,33%.

Bài, ảnh: Nguyễn Hùng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/phu-long-vuut-kho-trong-cong-tac-giam-ngheo-20191127081138854p0c2.htm