Pin thể rắn của Nissan có thể tăng gấp đôi phạm vi hoạt động của xe điện

Công nghệ pin thể rắn của thương hiệu Nhật Bản- Nissan mất 17 năm để phát triển và pin có kích thước bằng một nửa nhưng có thể cung cấp năng lượng gấp đôi.

Nhà sản xuất Nissan không chỉ mang đến cho ngành ô tô những chiếc xe điện phổ thông đầu tiên mà thương hiệu này cũng có thể sắp trở thành nhà sản xuất đầu tiên đem đến pin thể rắn cho xe điện với phạm vi hoạt động gấp đôi và rẻ tiền hơn.

 Việc áp dụng pin thể rắn nhỏ hơn sẽ có lợi cho việc đóng gói của xe điện. Ảnh: Autocar.

Việc áp dụng pin thể rắn nhỏ hơn sẽ có lợi cho việc đóng gói của xe điện. Ảnh: Autocar.

Công nghệ pin thể rắn được nhắc đến nhiều, nếu đáp ứng được thì sẽ tạo ra những viên pin có kích thước và trọng lượng chỉ bằng một nửa nhưng vẫn cung cấp phạm vi hoạt động tương tự như các loại pin thông thường hoặc thậm chí nó còn cung cấp phạm vi hoạt động gấp đôi cho cùng một kích cỡ pin.

Nissan- công ty đã ra mắt chiếc xe Leaf có khả năng thay đổi cuộc chơi của mình tại Yokohama vào năm 2009, hiện tại thương hiệu đã trình diễn dây chuyền sản xuất thử nghiệm pin thể rắn (ASSB) mới đang được xây dựng tại nhà máy Yokohama. Công ty cũng đã công bố kế hoạch sản xuất xe điện được trang bị pin thể rắn ở nhiều phân khúc xe trên thị trường vào năm 2028.

Nhà tiên phong trong lĩnh vực xe điện tuyên bố công nghệ pin thể rắn của họ sẽ là bước đột phá với “tiềm năng” tạo ra mật độ năng lượng gấp khoảng hai lần so với pin điện phân lỏng hiện nay – nói cách khác, như đã đề cập, chỉ bằng một nửa kích thước và trọng lượng nhưng có cùng dung lượng so với pin tương đương hiện nay.

Theo các kỹ sư của Nissan giải thích rằng họ đã làm việc với công nghệ pin thể rắn tại công ty trong 17 năm trước đó. Gói pin bao gồm 48 mô-đun được tạo thành từ các ô có kích thước gần bằng một phong bì A4.

Cái tên 'trạng thái rắn' cũng có thể là 'chất điện phân rắn' vì sự khác biệt chính giữa pin lithium ion thông thường và pin lithium ion ở trạng thái rắn là chất điện phân ở dạng rắn chứ không phải chất lỏng.

Cấu trúc của pin đủ đơn giản, ngay cả khi thành phần hóa học thì không. Mỗi cái chứa một cực dương và cực âm, các ion lithium di chuyển giữa chúng thông qua chất điện phân trong quá trình sạc và phóng điện. Ngoài ra còn có một dải phân cách để ngăn cực dương và cực âm chạm vào nhau.

Trong pin thể rắn, chất điện phân rắn cũng đóng vai trò như một chất tách, thực hiện hai nhiệm vụ. Ưu điểm là pin thể rắn có mật độ năng lượng cao hơn nhưng cũng an toàn hơn về bản chất, cần ít thành phần an toàn bổ sung hơn.

Dây chuyền thí điểm sẽ sản xuất pin nguyên mẫu và các quy trình sản xuất có thể được nghiên cứu và cải tiến. Nissan đã dự đoán rằng chi phí pin có thể giảm xuống còn 60 bảng Anh (hơn 1,9 triệu đồng) mỗi kWh vào năm 2028 và hơn 50 bảng Anh (khoảng 1,6 triệu đồng) một chút sau đó, khiến chi phí sản xuất một chiếc xe điện gần ngang bằng với một chiếc ô tô chạy bằng xăng hoặc dầu diesel.

PHƯƠNG LÊ

Theo Autocar

Nguồn PLO: https://plo.vn/pin-the-ran-cua-nissan-co-the-tang-gap-doi-pham-vi-hoat-dong-cua-xe-dien-post797850.html