Quả dừa ngoài giải khát còn tác dụng chữa loại bệnh mà 70% dân số Việt Nam mắc và nguy cơ mắc
Dừa là loại quả 'quốc dân' có vị thanh mát, ngọt dịu. Không những thế, nó còn rất thích hợp điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh đau dạ dày.
Quả dừa là 1 loại trái cây quen thuộc, phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh công dụng cung cấp nước, cùi dừa thơm ngon, nó còn có lợi cho sức khỏe con người. Trong quả dừa có chứa rất nhiều thành phần có lợi cho dạ dày. Cụ thể, Axit lauric giúp sát khuẩn, tiêu viêm, loại bỏ virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm bao tử, chống lại hiện tượng nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Qua đó, hỗ trợ điều trị đau dạ dày và giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, trong quả dừa có 1 hàm lượng lớn vitamin A, C, E với công dụng ngăn ngừa lão hóa, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch trong cơ thể, giúp giảm đau và phục hồi tổn thương trong dạ dày hiệu quả.
Uống nước dừa chữa bệnh đau dạ dày
Với những công dụng tuyệt với quả dừa, một trong những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện được nhiều người bệnh sử dụng là uống nước dừa.
Cách thực hiện:
Bổ dừa và bọc lớp vỏ bên ngoài đến khi chỉ còn lớp cùi mỏng
Cho dừa vào nồi hấp đun sôi nước dừa
Uống nước dừa đun sôi 1 lần/ quả/ngày
Cách chữa đau dạ dày bằng quả dừa và nghệ tươi
Hoạt chất curcumin trong nghệ hoạt động như kháng sinh tự nhiên tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa ngăn chặn vi khuẩn gây hại trong dạ dày. Hơn nữa, nghệ giúp trung hòa axit trong dạ dày, cải thiện triệu chứng đầy hơi, ợ chua, đau bụng, phục hồi vết loét bị tổn thương. Do đó, kết hợp dừa và nghệ tươi điều trị bệnh hiệu quả được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng.
Nguyên liệu gồm 3 quả dừa; 3-5 nghệ tươi
Cách thực hiện:
Nghệ tươi đem rửa sạch, gọt vỏ và giã nguyễn đó cho vào hũ thủy tinh đậy nắp kín
Bổ dừa và để riêng nước dừa và cùi dừa
Cùi dừa nạo nhỏ và cho vào đun sôi với khoảng 300ml nước trong vòng 15 phút
Dùng tấm vải thô lọc lấy nước cốt và bỏ bã đi
Kết hợp nước cốt dừa và nghệ tươi với nhau theo tỷ lệ 3:1
Thực hiện thường xuyên 1 lần/ ngày sau khi ăn
Ngoài ra, có thể thêm chút đường giúp gia tăng hương vị và dễ uống hơn bởi nghệ có vị đắng.
Sử dụng dầu dừa chữa đau dạ dày
Một cách chữa đau dạ dày bằng quả dừa khác, đó chính là sử dụng phần dầu dừa. Bởi đây chính là bộ phận giàu tinh chất nhất trong quả dừa. Chỉ cần dùng một lượng nhỏ mỗi ngày, dầu dừa sẽ giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh dạ dày hiệu quả, từ đó làm giảm đau đớn cho người bệnh.
Nguyên liệu gồm 1 quả dừa cạn hoặc dừa xiêm; dụng cụ nạo cùi; nồi nấu dung tích 350 ml; con dao sắc; máy xay.
Cách thực hiện:
Dùng dao sắc bổ quả dừa làm hai phần bằng nhau để lấy nước và phần cùi dừa.
Sử dụng dụng cụ nạo cùi dừa thành từng lát mỏng.
Bỏ phần cùi dừa đã thái mỏng vào máy xay, xay nhuyễn thành dạng bột.
Cho bột cùi dừa vào nồi, đun cùng 200 ml trong vòng 15 – 20 phút.
Trong khi đun, thường xuyên khuấy đều hỗn hợp cho đến khi dung dịch trở nên đặc quánh thì tắt bếp.
Dùng dụng cụ lọc hoặc miếng vải thô để chắt lọc phần bã, thu được dung dịch nước cốt dừa khá đặc.
Tiếp tục dùng nồi đun sôi phần nước cốt dừa trên cho đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt, sánh mịn thì tắt bếp.
Chờ khi hỗn hợp nguội, bạn lấy muỗng vớt phần dầu nổi lên bên trên bề mặt nồi. Đó chính là dầu dừa.
Bảo quản dầu dừa bằng lọ thủy tinh có nắp để sử dụng dần.
Khi sử dụng dùng, người bệnh pha 1 thìa cafe dầu dừa với nước ấm để uống, mỗi ngày 2 lần khi đói vào buổi sáng, tối.
Sau khoảng 2 tuần thực hiện liên tiếp, các cơn đau sẽ thuyên giảm dần và biến mất.
Một vài lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng quả dừa
Cách chữa đau dạ dày bằng quả dừa là phương pháp điều trị có hiệu quả, được ông cha ta sử dụng ngàn đời nay. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, tránh gặp phải tác dụng không mong muốn, cần chú ý một vài điều sau:
Cách chữa này chỉ áp dụng được trong trường hợp đau dạ dày nhẹ, người bệnh mới chớm mắc bệnh.
Không uống quá 3 quả dừa/ngày bởi điều này có thể gây hạ huyết áp dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, đặc biệt nguy hiểm cho người huyết áp thấp và phụ nữ mang thai.
Không uống nước dừa đã để qua đêm bởi điều này có thể khiến dừa bị mất hết chất dinh dưỡng, đồng thời vi khuẩn có thể xâm nhập và gây hại cho cơ thể.
Không uống nước dừa khi bị tiêu chảy bởi loại nước này có tính hàn, có thể khiến bụng bị lạnh và tình trạng trở nên nặng hơn.
Không uống nước dừa khi đang đói bởi điều này có thể khiến bạn gặp hiện tượng sôi bụng, chướng hơi, cồn ruột, khó tiêu kéo dài nhiều ngày.
Không tự ý kết hợp nước dừa với các nguyên liệu khác, bởi điều này có thể gây phản tác dụng và tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.