Quai bị có bị sốt không? Làm thế nào để hạ sốt quai bị nhanh nhất

Quai bị có bị sốt không? Tại sao có người bị quai bị thì sốt, nhưng cũng có người lại không? Làm thế nào để có thể hạ sốt nhanh nhất khi mắc quai bị?

Nội dung:

1. Bệnh nhân quai bị có bị sốt không?
2. Cách hạ sốt khi mắc quai bị nhanh chóng và hiệu quả nhất
3. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Người bị quai bị không tự ý sử dụng kháng sinh
4. Nên ăn gì để hạ sốt do bệnh quai bị gây ra?

Quai bị là bệnh không nguy hiểm nhưng phiền toái và nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại những biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các triệu chứng khi mắc quai bị. Vậy quai bị có bị sốt không? Nếu bị sốt thì cần làm cách nào để hạ sốt nhanh nhất? Những thông tin cần thiết sẽ được cung cấp trong nội dung bài viết dưới đây!

1. Bệnh nhân quai bị có bị sốt không?

Triệu chứng của bệnh quai bị trong giai đoạn toàn phát thường có những hiện tượng như: Sốt cao từ 38 đến 39 độ C, nôn ói, đau đầu, đau cơ... Nhưng thực tế cũng có những bệnh nhân không bị sốt và những triệu chứng trên. Thậm chí có nhiều người mắc quai bị nhưng tuyến mang tai cũng không nổi hạch.

Được biết, không sốt cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến chứng do bệnh quai bị gây ra. Bởi khi không có các biểu hiện của bệnh, nên người bệnh chủ quan để bệnh qua đi mà không hay biết, mất cảnh giác và đề phòng được bệnh.

Thông thường bệnh quai bị sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày, hết hẳn sau 3 đến 4 ngày. Lúc này tuyến nước bọt cũng hết sưng trong khoảng 8 đến 10 ngày.

Vậy quai bị có bị sốt không thì câu trả lời là tùy cơ địa từng người. Nhưng đa số người bệnh đều có biểu hiện sốt cao 38 đến 39 độ trong giai đoạn khởi phát của bệnh.

2. Cách hạ sốt khi mắc quai bị nhanh chóng và hiệu quả nhất

Hiện nay, quai bị chưa có thuốc đặc trị. Vì thế khi có biểu hiện sốt khi mắc quai bị. Thì nên sử dụng thuốc hạ sốt (paracetamol, ibuprofen), hoặc cũng có thể sử dụng thuốc an thần nhẹ. Các loại vitamin nhóm B, C.

Uống nước cam là một trong những cách hạ sốt quai bị hiệu quả nhất (Ảnh: Internet)

Uống nước cam là một trong những cách hạ sốt quai bị hiệu quả nhất (Ảnh: Internet)

Hoặc uống nước chanh, cam, ăn lỏng. Nằm nghỉ tại giường, cũng như hạn chế đi lại trong thời gian còn sốt, còn sưng tuyến mang tai (Trong khoảng từ 7 đến 8 ngày đầu tiên). Đặc biệt, phải cách ly với người xung quanh và ăn uống riêng bát đũa, tối thiểu 10 ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khăn thấm nước ấm lau khắp cơ thể người bệnh. Làm như vậy không những đảm bảo vệ sinh mà còn có thể hạ sốt một cách vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên không nên hạ sốt lau người bằng nước lạnh, kẻo lại bị sốt cao hơn.

Hoặc có thể đắp khăn ấm lên hai bên má, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Đồng thời, người bệnh nên uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể bị mất nước khi sốt cao. Tốt nhất nên uống nước ấm ở nhiệt độ 30 độ C, không nên uống nước quá lạnh, hoặc quá nóng bạn nhé.

3. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Như đã nói ở trên, đa số người bệnh đều có biểu hiện sốt cao. Nhưng cũng có khoảng ⅓ người bệnh không có biểu hiện sốt. Vì thế, bạn nên đi thăm khám khi có các biểu hiện như:

Bạn cần đi khám bác sĩ khi có những dấu hiệu nặng hơn (Ảnh: internet)

Bạn cần đi khám bác sĩ khi có những dấu hiệu nặng hơn (Ảnh: internet)

- Đau đầu dữ dội.

- Bị cứng cổ.

- Co giật.

- Rất buồn ngủ.

- Không còn minh mẫn, không làm chủ được hành động.

- Đau, sưng tinh hoàn.

- Đau bụng…

Nếu gặp những tình huống trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh. Cũng như cách dùng thuốc, và có những lời khuyên thích hợp nhất.

Người bị quai bị không tự ý sử dụng kháng sinh

Người bệnh hay người nhà tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho mọi thể bệnh quai bị.

Bởi vì quai bị do virus gây ra nên nó không đáp ứng với kháng sinh, trừ trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn. Hoặc bạn có thể tiến hành tiêm vắc xin quai bị cho những người sống tại ổ dịch. Nhất là với trẻ em, người vị thành niên để phòng bệnh.

Đọc thêm bài viết: Tìm hiểu về virus gây bệnh quai bị và khả năng lây lan bệnh

4. Nên ăn gì để hạ sốt do bệnh quai bị gây ra?

Thông thường người bệnh sẽ sốt cao, sưng đau tuyến nước bọt. Vì thế việc ăn uống của người bệnh cũng trở nên khó khăn hơn. Người nhà bệnh nhân cần chuẩn bị những món ăn ở dạng lỏng, đầy đủ chất dinh dưỡng như: Canh trứng, ngó sen, gạo tẻ…

Ăn những món ăn dạng lỏng, đầy đủ chất sinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe cho người bệnh (Ảnh: internet)

Ăn những món ăn dạng lỏng, đầy đủ chất sinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe cho người bệnh (Ảnh: internet)

Ngoài ra, hệ tiêu hóa của người bệnh trong thời gian này cũng khá nhạy cảm. Nên người nhà của bệnh nhân cũng cần lưu ý điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày sao cho phù hợp nhất. Chia nhỏ thực đơn thành nhiều bữa trong ngày, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi... Những món ăn chế biến từ đậu như: đậu xanh, đậu tương nhưng phải ninh nhừ cho người bệnh ăn mỗi ngày.

Sau khi ăn từ 3 đến 5 ngày người bệnh sẽ nhanh chóng giảm sốt và tiến triển bệnh cũng thuyên giảm nhanh hơn.

Cùng với đó, nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng. Giúp hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn trong khoang miệng và tránh khô miệng.

Mặc dù, căn bệnh này lành tính nhưng nếu không biết cách chăm sóc đúng cách, thì rất có thể sẽ để lại những biến chứng xấu trong tương lai. Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi quai bị có bị sốt không? Và những cách giảm sốt hiệu quả nhất khi bị quai bị, lúc nào cần đến sự tham vấn, thăm khám của bác sĩ.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe bản thân và người nhà khi không may mắc phải căn bệnh này.

Thu Hường

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/quai-bi-co-bi-sot-khong-lam-the-nao-de-ha-sot-quai-bi-nhanh-nhat-41202116475828902.htm