Lầu Năm Góc đã đưa ra lời kêu gọi tới các nhà thầu quốc phòng về các loại thủy phi cơ mới, cụ thể là loại tàu có cánh (WIG). Những cỗ máy này từng được Liên Xô chế tạo lần đầu tiên vào những năm 1960, là sự kết hợp mới lạ giữa tàu và máy bay.
Mặc dù các cuộc thử nghiệm ban đầu của Liên Xô đã kết thúc trong thất vọng, nhưng quân đội Mỹ tin rằng một thế hệ mới có thể được sử dụng để nhanh chóng đưa quân đội, xe tăng và tên lửa đi khắp các đại dương.
Vào ngày 18/8, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DARPA), bộ phận nghiên cứu và phát triển của quân đội, đã công bố trên một trang web của chính phủ Mỹ, tuyên bố rằng DARPA muốn có một "loại phương tiện mới", đặc biệt đề cập đến các phương tiện sử dụng cánh trong đất liền.
Những phương tiện hàng không và đường biển truyền thống có những hạn chế lớn về hoạt động. Ví dụ, tàu chở hàng có thể mất hàng tuần để đến đích, trong khi máy bay chở hàng có kích thước hạn chế và yêu cầu phải chuẩn bị sẵn đường băng.
WIG áp dụng nguyên lý “lướt gần mặt đất”, đây là hiệu ứng được biết đến nhiều ngay từ khi ngành hàng không thế giới mới bắt đầu phát triển. Khi đó những người lái máy bay thử nghiệm thấy rõ là máy bay của họ có lực nâng tốt hơn khi cất/hạ cánh hay bay ở gần mặt đất nhưng không rõ tại sao.
Sau đó các nhà khoa học đã lý giải được hiện tượng này là khi bay máy bay đã đè một lượng khí xuống để tạo lực nâng nhưng khi ở gần mặt đất lượng khí này bị dội ngược trở lên cánh máy bay tạo ra một vùng đệm khí áp cao mà tại đó máy bay được cung cấp một lực nâng rất lớn.
Nhưng nếu bay quá cao thì vùng đệm khí này không có tác dụng. Hiệu ứng này đã thu hút được sự chú ý vì lực nâng cao hơn tương ứng với tải trọng lớn hơn của máy bay. Các phương tiện có cánh trên mặt đất tận dụng lợi thế của hai hiện tượng này, dẫn đến việc tàu có thể cất cánh từ mặt nước và sau đó bay lên trên nó một chút trong suốt thời gian bay.
Liên Xô đã thử nghiệm rộng rãi và chế tạo nhiều phiên bản WIG trong Chiến tranh Lạnh. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là Ekranoplan lớp Lun. Phương tiện này dài 73,8m, cao 19,2 mvà có sải cánh dài 44m, khiến nó có biệt danh là "Quái vật biển Caspian".
Ekranoplan lớp Lun có thể chở 100 tấn hàng hóa và thiết bị với tốc độ tối đa 550 km một giờ và tầm hoạt động lên tới 1.900 km. Nó cũng được trang bị vũ khí mạnh mẽ, với sáu tên lửa chống hạm P-270 Moskit và bốn khẩu pháo tự động 23 mm.
Tuy nhiên Ekranoplan lớp Lun chỉ bay trong một khu vực biển rất hẹp và chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn. Sự quan tâm của Liên Xô về chế tạo máy bay này đã kết thúc trong Chiến tranh Lạnh và chương trình nãy cũng chưa thu hút được sự chú ý của người Mỹ.
Vì lý do đó, DARPA muốn cụ thể hóa những gì họ muốn thành một phương tiện bay thời đại mới sử dụng hiệu ứng cánh trên mặt đất. Đầu tiên là khả năng cất cánh và hạ cánh dưới nước cũng như đường băng truyền thống. Điều này cũng sẽ giúp nó hạ cánh trên các hòn đảo và đường bờ biển mà không có sân bay.
DARPA cũng muốn chiếc tàu có thể bay đủ cao để tránh chướng ngại vật dưới nước. Quan trọng là, một thiết kế WIG tốt cũng phải cho phép tàu bay trong vùng nước và thời tiết khắc nghiệt. Cuối cùng, cơ quan này muốn chiếc tàu có thể chở ít nhất 100 tấn hàng.
DARPA muốn thiết kế WIG mới hỗ trợ các căn cứ nổi trên biển, kết nối các căn cứ đất liền chênh lệch về mặt địa lý trên một khu vực rất rộng. WIG sẽ cung cấp hoạt động trong các khu vực chiến đấu, hỗ trợ trong các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ, hỗ trợ trong chiến tranh đổ bộ, hoạt động như vai trò một người mẹ cho các phương tiện robot không người lái và thực hiện các cuộc tuần tra đường dài ở Bắc Cực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Quái vật biển Caspian - phương tiện bay độc đáo bậc nhất lịch sử nhân loại từng được Liên Xô thử nghiệm. Nguồn: TheArchive.
Thái Hòa