Quân đội Myanmar đổ lỗi cho người biểu tình đốt phá và gây bạo lực
Người phát ngôn quân đội Myanmar Zaw Min Tun đổ lỗi cho người biểu tình về bạo lực và đốt phá đồng thời cho biết 9 thành viên của lực lượng an ninh đã bị giết.
Người phát ngôn của chính quyền quân sự Myanmar Zaw Min Tun ngày 23/3 đổ lỗi cho người biểu tình về bạo lực và đốt phá, đồng thời cho biết chín thành viên của lực lượng an ninh đã bị giết. Reuters
Bài liên quan
Myanmar: Thêm 2 người biểu tình thiệt mạng, áp lực lên chính quyền gia tăng
Chính phủ Myanmar áp dụng án tử hình không thể kháng nghị để dập tắt các cuộc biểu tình
Người dân chạy trốn khỏi ngoại ô Yangon lo sợ quân đội Myanmar đàn áp
"Họ là công dân của chúng tôi", ông nói trong một cuộc họp báo ở thủ đô Naypyitaw hôm thứ Ba (23/3) và cho biết thêm rằng quân đội sẽ sử dụng lực lượng ít nhất có thể để dập tắt bạo lực.
Nhóm hoạt động của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị cho biết, ít nhất 261 người đã thiệt mạng trong cuộc đàn áp của lực lượng an ninh Myanmar khiến quốc gia Đông Nam Á rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Chính quyền quân sự đã cố gắng biện minh cho cuộc đảo chính khi nói rằng cuộc bầu cử do Liên đoàn Dân chủ Quốc gia của Aung San Suu Kyi giành chiến thắng là gian lận - một cáo buộc mà ủy ban bầu cử đã bác bỏ. Các nhà lãnh đạo quân sự đã hứa hẹn một cuộc bầu cử mới nhưng chưa ấn định ngày và đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
"Chúng ta có thể gọi những người biểu tình này là ôn hòa không?" ông Zaw Min Tun nói, trong khi nói tới một video về các nhà máy bốc cháy. "Quốc gia hoặc tổ chức nào sẽ coi bạo lực này là hòa bình?".
Người phát ngôn của quân đội Myanmar cũng cho biết các cuộc đình công, bất tuân dân sự khiến các bệnh viện không hoạt động đầy đủ là nguyên nhân gây ra nhiều ca tử vong và gọi đó là "không thực dụng và phi đạo đức".
Người phát ngôn cũng cáo buộc các phương tiện truyền thông về "tin tức giả mạo" gây bất ổn và cho biết các phóng viên có thể bị truy tố nếu họ liên lạc với Ủy ban Đại diện Quốc hội Liên minh (CRPH). Quân đội đã tuyên bố CRPH là một tổ chức bất hợp pháp và nói rằng các thành viên có thể bị trừng phạt bằng án tử hình.
Trong cuộc họp báo kéo dài hơn ba giờ, người phát ngôn cũng cho biết quân đội tôn trọng giới truyền thông và mặc dù báo cáo các cuộc biểu tình được cho phép nhưng cổ súy điều đó là một tội ác.
Bà Suu Kyi, người đã giành giải Nobel Hòa bình cho chiến dịch mang lại dân chủ cho Myanmar, đã bị giam giữ kể từ cuộc đảo chính ngày 1/2. Luật sư của bà Suu Kyi nói rằng các cáo buộc chống lại bà đã được đưa ra.
Chính phủ quân đội Myanmar cho biết họ đang hợp tác với năm nước láng giềng - Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào và Thái Lan đồng thời bày tỏ sự coi trọng với bất kỳ quốc gia nào tôn trọng sự ổn định của Myanmar.