Quân khu 2 đổi mới phương pháp giáo dục quốc phòng, an ninh
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng ủy, Bộ Tư lệnh và Hội đồng Giáo dục Quốc phòng và An ninh (QP-AN) Quân khu 2, các cơ quan, đơn vị, địa phương toàn quân khu đã quán triệt, chấp hành nghiêm túc và triển khai đồng bộ hệ thống văn bản của Ðảng, Nhà nước về giáo dục QP-AN đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng ủy, Bộ Tư lệnh và Hội đồng Giáo dục Quốc phòng và An ninh (QP-AN) Quân khu 2, các cơ quan, đơn vị, địa phương toàn quân khu đã quán triệt, chấp hành nghiêm túc và triển khai đồng bộ hệ thống văn bản của Ðảng, Nhà nước về giáo dục QP-AN đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Theo đó, trên địa bàn chín tỉnh thuộc Quân khu, việc tổ chức giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng được phối hợp chặt chẽ, tích cực, đạt kết quả toàn diện trên các mặt.
Quân khu tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; tăng cường kiểm tra ở các cấp để thực hiện hiệu quả công tác giáo dục QP-AN. Hội đồng Giáo dục QP-AN Quân khu phát huy vai trò tham mưu, chỉ đạo về tổ chức công tác giáo dục QP-AN cho học sinh, sinh viên theo đúng quy định; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giảng viên giáo dục QP-AN bảo đảm đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng; đổi mới phương pháp giáo dục sát với tình hình thực tế tại địa phương.
Việc thực hiện công tác này tại địa bàn Quân khu 2 thời gian qua đã góp phần nâng cao nhận thức, năng lực quản lý Nhà nước về QP-AN; giáo dục cho công dân kiến thức về QP-AN, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm tự giác thực hiện nhiệm vụ QP-AN, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
* Nhiều năm qua, các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác dân vận. Cơ chế "Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" được tỉnh từng bước thể chế hóa thành các quy chế, quy định. Với nhiều giải pháp đồng bộ, việc thực hiện công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từng bước được nâng lên; trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong lĩnh vực công tác này chuyển biến tiến bộ theo hướng ngày càng cụ thể, rõ việc, rõ người.
Theo đó, các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phương thức quản lý theo hướng tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với dân, phục vụ nhân dân theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới được phát huy. Việc đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi được coi trọng. Với sự tham gia phát huy sức mạnh, sự đóng góp của nhân dân, cơ sở hạ tầng phát triển; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh; số xã đặc biệt khó khăn giảm nhanh qua từng giai đoạn.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huy động sự tham gia hiệu quả của cả hệ thống chính trị và nhân dân, từ bình quân đạt 4,85 tiêu chí/xã ban đầu, đến nay toàn tỉnh đã tăng lên 16,5 tiêu chí/xã; nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của tỉnh về đích trước một năm so với mục tiêu đề ra…