Quặn lòng những trận đánh đẫm máu, thương vong nhất Thế chiến 2

Trong Thế chiến 2, nhiều trận đánh đẫm máu nổ ra giữa quân phát xít và lực lượng Đồng minh. Theo đó, một trận chiến ngắn ngủi đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1,3 triệu người.

Chiến dịch công phá Berlin diễn ra từ ngày 16/4 - 2/5/1945 là một trong những trận đánh đẫm máu nhất Thế chiến 2. Đây là trận tấn công lớn cuối cùng ở châu Âu trong Thế chiến 2.

Chiến dịch công phá Berlin diễn ra từ ngày 16/4 - 2/5/1945 là một trong những trận đánh đẫm máu nhất Thế chiến 2. Đây là trận tấn công lớn cuối cùng ở châu Âu trong Thế chiến 2.

Diễn ra tại thủ đô Berlin, Đức, Hồng quân Liên Xô và quân đội phát xít Đức đã có cuộc đối đầu cam go, ác liệt. Với sức mạnh quân sự hùng hậu cộng với tinh thần chiến đấu kiên cường, binh sĩ Liên Xô liên tiếp đánh bại quân Đức quốc xã ở phía đông, phía nam và phía bắc Berlin.

Diễn ra tại thủ đô Berlin, Đức, Hồng quân Liên Xô và quân đội phát xít Đức đã có cuộc đối đầu cam go, ác liệt. Với sức mạnh quân sự hùng hậu cộng với tinh thần chiến đấu kiên cường, binh sĩ Liên Xô liên tiếp đánh bại quân Đức quốc xã ở phía đông, phía nam và phía bắc Berlin.

Dù trùm phát xít Hitler điên cuồng chỉ huy quân sĩ, giữ vững Berlin nhưng vẫn không thể tránh khỏi thất bại cuối cùng. Vào ngày 30/4/1945, Hồng quân chiếm được tòa nhà Quốc hội Đức.

Dù trùm phát xít Hitler điên cuồng chỉ huy quân sĩ, giữ vững Berlin nhưng vẫn không thể tránh khỏi thất bại cuối cùng. Vào ngày 30/4/1945, Hồng quân chiếm được tòa nhà Quốc hội Đức.

Theo ước tính, kết thúc chiến dịch công phá Berlin, hai bên tham chiến có khoảng 1,3 triệu người thương vong.

Theo ước tính, kết thúc chiến dịch công phá Berlin, hai bên tham chiến có khoảng 1,3 triệu người thương vong.

Ác liệt không kém chiến dịch công phá Berlin là trận Moscow diễn ra từ ngày 2/10/1941 - 7/1/1942. Sau khi bất ngờ xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941, Hitler tham vọng đánh chiếm được Moscow tạo bàn đạp thôn tính toàn bộ nước này.

Ác liệt không kém chiến dịch công phá Berlin là trận Moscow diễn ra từ ngày 2/10/1941 - 7/1/1942. Sau khi bất ngờ xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941, Hitler tham vọng đánh chiếm được Moscow tạo bàn đạp thôn tính toàn bộ nước này.

Do đó, phát xít Đức triển khai lực lượng hùng hậu và vũ khí khủng để bao vây, tấn công Moscow. Thế nhưng, Hitler không thể dễ dàng chiếm được Moscow do vấp phải sự chống trả quyết liệt của Liên Xô.

Do đó, phát xít Đức triển khai lực lượng hùng hậu và vũ khí khủng để bao vây, tấn công Moscow. Thế nhưng, Hitler không thể dễ dàng chiếm được Moscow do vấp phải sự chống trả quyết liệt của Liên Xô.

Cuối cùng, quân Đức quốc xã không thể chiếm được Moscow do quân và dân Liên Xô chiến đấu với tinh thần quả cảm, quyết không để thủ đô rơi vào tay giặc. Thêm nữa, Liên Xô có chiến thuật quân sự tốt cộng thêm thời tiết mùa đông khắc nghiệt (lạnh tới -30 độ C) khiến quân Đức gặp bất lợi trong trận Moscow.

Cuối cùng, quân Đức quốc xã không thể chiếm được Moscow do quân và dân Liên Xô chiến đấu với tinh thần quả cảm, quyết không để thủ đô rơi vào tay giặc. Thêm nữa, Liên Xô có chiến thuật quân sự tốt cộng thêm thời tiết mùa đông khắc nghiệt (lạnh tới -30 độ C) khiến quân Đức gặp bất lợi trong trận Moscow.

Đánh bại phát xít Đức trong trận Moscow, Liên Xô chịu tổn thất khoảng 650.000 người thương vong. Trong khi đó, quân đội Đức quốc xã có khoảng 500.000 người tử trận, bị thương, bị bắt làm tù binh hoặc mất tích.

Đánh bại phát xít Đức trong trận Moscow, Liên Xô chịu tổn thất khoảng 650.000 người thương vong. Trong khi đó, quân đội Đức quốc xã có khoảng 500.000 người tử trận, bị thương, bị bắt làm tù binh hoặc mất tích.

Trận tấn công nước Pháp diễn ra từ ngày 10/5 - 25/6/1940. Hitler hạ lệnh cho quân Đức tấn công xâm lược nước Pháp. Mặc dù hai bên có số quân tương đương nhau nhưng cuối cùng Đức quốc xã thắng trận.

Trận tấn công nước Pháp diễn ra từ ngày 10/5 - 25/6/1940. Hitler hạ lệnh cho quân Đức tấn công xâm lược nước Pháp. Mặc dù hai bên có số quân tương đương nhau nhưng cuối cùng Đức quốc xã thắng trận.

Những yếu tố giúp quân Đức đánh bại và chiếm đóng nước Pháp là nhờ khả năng vượt trội về liên lạc và huấn luyện. Trong khi đó, Pháp và các nước Đồng minh chủ quan cho rằng quân Đức không thể vượt qua phòng tuyến Maginot. Vì vậy, Pháp tập trung binh lực tại đây.

Những yếu tố giúp quân Đức đánh bại và chiếm đóng nước Pháp là nhờ khả năng vượt trội về liên lạc và huấn luyện. Trong khi đó, Pháp và các nước Đồng minh chủ quan cho rằng quân Đức không thể vượt qua phòng tuyến Maginot. Vì vậy, Pháp tập trung binh lực tại đây.

Tuy nhiên, lực lượng Đức quốc xã lại quyết định tấn công Pháp thông qua 2 hướng là Bỉ và Hà Lan. Do đó, phòng tuyến Maginot không giúp Pháp bảo toàn lãnh thổ trước cuộc xâm lược của Đức.

Tuy nhiên, lực lượng Đức quốc xã lại quyết định tấn công Pháp thông qua 2 hướng là Bỉ và Hà Lan. Do đó, phòng tuyến Maginot không giúp Pháp bảo toàn lãnh thổ trước cuộc xâm lược của Đức.

Với chiến thắng liên tiếp trên các chiến trường, quân Đức quốc xã nhanh chóng tiến đến thủ đô Paris và chiếm được toàn bộ nước Pháp. Theo ước tính, 2 bên tham chiến có khoảng 469.000 người thương vong trong trận chiến ác liệt này.

Với chiến thắng liên tiếp trên các chiến trường, quân Đức quốc xã nhanh chóng tiến đến thủ đô Paris và chiếm được toàn bộ nước Pháp. Theo ước tính, 2 bên tham chiến có khoảng 469.000 người thương vong trong trận chiến ác liệt này.

Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/quan-long-nhung-tran-danh-dam-mau-thuong-vong-nhat-the-chien-2-1895218.html