Quan tâm hơn nữa đến công tác đảm bảo ATGT tại các bến thủy nội địa

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến đường thủy nội địa do Trung ương quản lý với tổng chiều dài 155,5km và 12 tuyến đường thủy nội địa địa phương có tổng chiều dài 143,3km. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải: Hầu hết các tuyến đường thủy nội địa chưa được khảo sát luồng để phục vụ quản lý, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Lực lượng Công an tuyên truyền đảm bảo an toàn giao thông tại các bến thủy nội địa.

Trên một số tuyếnnhư sông Bôi, sông Mới... có nhiều bến thủy nội địa đang hoạt động, mật độphương tiện giao thông đường thủy nội địa lưu thông tương đối lớn trong khi hệ thốngbáo hiệu đường thủy nội địa chưa đầy đủ (nhiều vị trí không có hệ thống phaogiới hạn luồng, biển báo hiệu...) tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh có 146 bến thủy nội địa, nhưng trong đó chỉ có97 bến thủy nội địa nằm trong quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng, bếnthủy nội địa tỉnh (36 bến đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạtđộng, còn lại 61 bến chưa được cấp giấy phép hoạt động) và 49 bến không nằmtrong quy hoạch, ở vị trí vi phạm hành lang bảo vệ công trình, vị trí gây mấtATGT đường thủy cần được di dời.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, trong năm 2019, Ban ATGTtỉnh, Sở Giao thông Vận tải đã phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liênquan thành lập đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh tiến hành tổ chức 3 đợt kiểmtra thực tế, trong đó đã kiểm tra công tác đảm bảo trật tự ATGT tại 24 bếnkhách ngang sông; 32 bến bốc xếp vật liệu xây dựng; kiểm tra 12 cơ sở đóng mới,hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù thời gian qua,các lực lượng chức năng của tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động tuyêntruyền tại các bến cảng, bến thủy nội địa và các bến chở khách các nội dung vềphổ biến, hướng dẫn thực hiện Luật Giao thông đường thủy nội địa; nhắc nhở việcchấp hành quy định đăng ký, đăng kiểm phương tiện; quy định về bến, bãi...

Tuynhiên, qua công tác kiểm tra thực tế cho thấy, tại các bến thủy nội địa còn bộclộ nhiều tồn tại, trong đó đáng lưu tâm là hoạt động của các cơ sở đóng mới,hoán cải, sửa chữa phương tiện và các bến bốc xếp vật liệu xây dựng.

Cụ thể,trong quá trình kiểm tra, đoàn đã phát hiện chỉ có 3/12 cơ sở đóng mới, hoáncải, sửa chữa phương tiện đủ điều kiện hoạt động; đoàn đã đình chỉ 9 cơ sở cònlại với lý do 3 cơ sở có giấy phép hoạt động hết hạn; 6 cơ sở chưa có giấy phéphoạt động.

Tại các bến bốc xếp vật liệu xây dựng, mới chỉ có 3/32 bến có giâýphép hoạt động; còn lại 20 bến nằm trong quy hoạch nhưng chưa làm xong thủ tụccấp phép hoạt động; 9 bến không nằm trong quy hoạch. Phương tiện bốc xếp tự chế,chưa làm xong thủ tục đăng kiểm phương tiện; biển báo bến còn sơ sài, chưa đúngquy cách; không có biển báo bến.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, đoàn kiểm tra đã giao Thanhtra giao thông lập biên bản đình chỉ hoạt động và xử phạt 5 đơn vị đóng mới,hoán cải, sửa chữa phương tiện với tổng số tiền gần 68 triệu đồng; lập biên bảnvi phạm hành chính 27 chủ bến thủy nội địa có hành vi đưa bến thủy vào hoạtđộng khi chưa có giấy phép hoạt động hoặc sử dụng thiết bị bốc xếp không đảmbảo an toàn với số tiền phạt 164 triệu đồng. Đồng thời, trong quá trình kiểmtra, đoàn đã phối hợp tuyên truyền và yêu cầu các cơ sở thực hiện nghiêm cácquy định của pháp luật.

Nói về các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên, đại diệnđoàn kiểm tra cho biết: việc một số bến bốc xếp vật liệu xây dựng và các cơ sởđóng mới, hoán cải phương tiện thủy chưa được cấp phép hoạt động là do diệntích đất sử dụng không nằm trong quy hoạch, các chủ bến tự ý mở bến kinh doanhkhông xin ý kiến của cơ quan quản lý địa phương.

Bên cạnh đó, nhiều chủ quảnlý, sử dụng bến ký hợp đồng đấu thầu đất sản xuất nông nghiệp có thời hạn vơíUBND cấp xã nơi có bến nhưng lại sử dụng kinh doanh vật liệu xây dựng (sử dụngkhông đúng mục đích), do đó không thể lập dự án đầu tư xây dựng bến thủy nôịđịa.

Để đảm bảo trật tự ATGT tại các bến, đoàn kiểm tra liênngành của tỉnh đề nghị các sở, ngành, đơn vị cần tăng cường phối hợp tập trungtuyên truyền các chủ cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy nội địa nội dungquy định tại Nghị định 128/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư 45 của Bộ Giaothông Vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới, hoán cải,phục hồi phương tiện thủy nội địa.

Bên cạnh đó, UBND các huyện, xã cần tăngcường kiểm tra việc sử dụng đất của các đơn vị kinh doanh, yêu cầu sử dụng đấtđúng mục đích, đồng thời có biện pháp xử lý vi phạm đối với những trường hợp cốtình vi phạm. Phòng chuyên môn thuộc Sở Giao thông Vận tải phối hợp với phòngkinh tế cấp huyện, UBND cấp xã, hướng dẫn thủ tục xin cấp lại và cấp mới giâýphép hoạt động bến của các cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện và các bến bốcxếp hàng hóa; kiểm tra các điều kiện theo quy định của pháp luật về nhân lực,các trang thiết bị, phương án phòng, chống cháy nổ và thực hiện bảo vệ môitrường.

Đồng thời, Thanh tra giao thông tích cực phối hợp với cảnh sát giaothông đường thủy kiểm tra hoạt động kinh doanh đóng mới, sửa chữa phương tiệnvà bốc xếp vật liệu xây dựng... Đoàn kiểm tra cũng đề nghị tỉnh kiến nghị vơíBộ Giao thông Vận tải bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của giámđốc Cảng vụ đường thủy nội địa; đề nghị Cục Đường thủy nội địa báo cáo Bộ Giaothông Vận tải xem xét, điều chỉnh quy định về cấp giấy phép hoạt động đối vơícác bến thủy nội địa kinh doanh vật liệu xây dựng nhỏ đã tồn tại từ lâu (đã đượccấp giấy phép trước năm 2015) để tạo điều kiện cho các chủ bến làm thủ tục xincấp lại giấy phép hoạt động bến.

Bài, ảnh: Kiều Ân

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/quan-tam-hon-nua-den-cong-tac-dam-bao-atgt-tai-cac-ben-thuy-noi-dia-20200207080415382p5c34.htm