Quan tâm sức khỏe người cao tuổi trong phòng, chống dịch COVID-19

Trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao dễ lây nhiễm và khó điều trị khi mắc bệnh, đòi hỏi người cao tuổi cần được chăm sóc dinh dưỡng và tập TDTT hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng, chủ động phòng bệnh.

Cán bộ Trạm y tế phường Phúc Thành (thành phố Ninh Bình) tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 cho người cao tuổi. Ảnh: Minh Quang

Những động tácthể dục vận động nhẹ và đi bộ quanh nhà là hoạt động thường xuyên ngày 2 buôỉsáng, chiều được bà Phạm Thị Thanh Tấn, 69 tuổi, phố Hòa Bình, phường Nam Thành(thành phố Ninh Bình) thực hiện hơn 2 tháng qua. Bà Tấn cho biết: Tôi có bệnhnền như gan nhiễm mỡ, thoái hóa đốt sống cổ, đau dạ dày, huyết áp nên càng phảiquan tâm đến các biện pháp phòng bệnh COVID-19. Hàng ngày, ngoài tập thể dụcnhẹ, tôi áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, như uống đủ nước, bổ sungvitamin và khoáng chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn các loại chất đạm dễtiêu hóa như thịt có màu trắng, trứng, cá; đồng thời ngủ đủ giấc từ 7-8h/ngày,đảm bảo sức khỏe đối với người cao tuổi.

Đồng chí Vũ ThịThanh Hà, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Nam Thành (thành phố Ninh Bình) chobiết: Trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phường Nam Thành luônquan tâm đến việc quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người mắc một sốbệnh mạn tính tại cộng đồng. Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Trạm y tếphường đã triển khai rà soát tổng hợp danh sách người cao tuổi, người mắc cácbệnh mạn tính trong nhóm quy định. Hiện phường có 2.230 người cao tuổi, trongđó có khoảng 700 người cao tuổi mắc bệnh nền như huyết áp, đái tháo đường, lao…Trạm đã đánh giá, phân loại tình trạng sức khỏe, thu thập số điện thoại liênlạc với người cao tuổi hoặc người chăm sóc người cao tuổi, lập hồ sơ quản lý,cung cấp số điện thoại của Trạm y tế; sử dụng các thông tin từ phần mềm NCOVI(khai báo y tế toàn dân) và dữ liệu BHYT; thông tin y tế từ tuyến trên và phỏngvấn hộ gia đình. Tham mưu cho chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch phòng,chống lây nhiễm, dự phòng và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi, người mắccác bệnh mạn tính. Đẩy mạnh tuyên truyền trên phương tiện truyền thông đạichúng, chuyển tải thông điệp của Bộ Y tế khuyến cáo. Thực hiện cấp phát thuốcđịnh kỳ cho tất cả những bệnh nhân người cao tuổi, đồng thời cho phép người nhàbệnh nhân người cao tuổi nhận thuốc định kỳ cho bệnh nhân. Hướng dẫn người caotuổi tuân thủ các chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, phục hồi chức năng, theo dõibệnh tại nhà, đánh giá việc kiểm soát thuốc và tác dụng phụ của thuốc nếu có…

Bác sĩ chuyênkhoa cấp II Đoàn Ngọc Quý, Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế cho biết: Ngươìcao tuổi theo quy định của pháp luật có tuổi đời từ 60 tuổi trở lên và đa sốmắc các bệnh mạn tính. Theo thống kê, trung bình người cao tuổi mắc 2,1bệnh/người, vì thế, khi dịch bệnh, người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ bịảnh hưởng cao nhất. Số người cao tuổi mắc bệnh COVID-19 ở trong nước và trênthế giới chiếm số đông, đặc biệt ở các nước châu Âu và Mỹ, số lượng người caotuổi mắc và tỷ lệ tử vong chiếm đa số.

Để nâng cao sứckhỏe và sức đề kháng của người cao tuổi trong thời điểm dịch bệnh COVID-19,ngành Y tế khuyến cáo người cao tuổi hạn chế đi ra ngoài, chủ yếu ăn uống, sinhhoạt, tập luyện thể dục trong khuôn viên gia đình. Trong trường hợp bắt buộcphải đi ra ngoài, cần đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và vệ sinh cá nhân đầy đủ.Tăng cường sức đề kháng cho người cao tuổi bằng cách ăn uống nhiều chất đạm,vitamin có nguồn gốc tự nhiên (hoa quả, rau xanh, thịt, cá…). Nâng cao sức khoẻbằng cách tập luyện thể thao phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, sinhhoạt điều độ, khoa học.

Bên cạnh đó,ngành Y tế đã triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế về việc chămsóc sức khỏe người cao tuổi trong dịch COVID-19 trong từng giai đoạn. Đề nghịcác đơn vị có kế hoạch tăng cường chăm sóc người cao tuổi theo nội dung trongtài liệu của Bộ Y tế. Đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như qua hệthống truyền thanh, qua các tổ chức đoàn thể, chính trị-xã hội, các buổi cán bộy tế xuống cơ sở phòng, chống dịch...

Toàn tỉnh hiện có9 khoa khám bệnh có buồng khám riêng hoặc bố trí bàn khám riêng cho người caotuổi; với 177 giường điều trị nội trú ưu tiên cho người cao tuổi; 35 xã, phườngxây dựng mạng lưới tình nguyện viên giúp đỡ người cao tuổi. Hàng năm, có 44.562người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ; 39.335 người cao tuổi được lập hồ sơtheo dõi sức khỏe; 91.102 người cao tuổi được tuyên truyền, phổ biến kiến thứcvề chăm sóc và tự chăm sóc sức khỏe; 3.312 người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặngkhông thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cán bộ ytế đến khám bệnh, chữa bệnh tại nhà; trên 202 nghìn lượt người cao tuổi đếnkhám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế...

Trong thời điểmdịch bệnh, để hạn chế tần suất đi lại nhiều lần khám bệnh nơi đông người củangười cao tuổi mắc bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường, phổi tắc nghẽn mãntính…, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế cấp thuốc điều trị cho người cao tuôỉtối thiểu 2 tháng/lần đối với người cao tuổi điều trị bệnh mạn tính đã ổn định.Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị y tế cố gắng nếu chưa thành lập được Khoa Lãokhoa, nên dồn ghép, bố trí một số buồng có cách ly tương đối với những khoa,phòng có bệnh lây truyền để thuận tiện cho công tác điều trị, sinh hoạt chongười cao tuổi. Sàng lọc, điều trị tích cực với người cao tuổi điều trị nôịtrú; rút ngắn số ngày điều trị nội trú, tăng cường điều trị ngoại trú để tránhlây nhiễm dịch bệnh COVID-19 cho người cao tuổi từ các nguồn lây khác.

Hồng Vân

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/quan-tam-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-trong-phong-chong-dich-covid19-2020042708109351p3c24.htm