Quản trị giáo dục đại học: Nghiên cứu so sánh về Ghana và Trung Quốc (1)
Quản trị giáo dục đại học là một trong những quan tâm chính đối với các nhà hoạch định chính sách về tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học trên toàn thế giới.
Lời tòa soạn: Quyền tự chủ trong giáo dục đại học là khái niệm trừu tượng được thảo luận và tranh luận nhiều trong thời gian qua, nhất là từ khi có Luật 34 và Nghị định hướng dẫn 99 của Chính phủ.
Ngày 25/1/2020, Giáo sư Trần Hồng Quân có bài viết với nhiều trăn trở “Tự chủ đại học phải đứng trên đôi chân của chính mình”.
Để giúp bạn đọc hiểu thêm về lý luận và thực tiễn Tự chủ đại học trong các hệ thống giáo dục đại học điển hình ở châu Phi và châu Á, Tòa soạn xin trân trọng giới thiệu bài viết của các học giả Trung Quốc về nghiên cứu so sánh Tự chủ đại học ở Ghana và Trung Quốc do Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh, Phó Ban Chính sách Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam sưu tầm và lược dịch.
Bài viết được dịch từ tài liệu "Governance in Higher Education: A Comparative Study on Ghana and China" (Amankona David, Lois Tweneboa Kodua, và Tobi Michael Ogunwemimo, Trường Hành chính và Quản lý công, Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc Cơ sở Qingshuihe: No.2006, Xiyuan Ave, Khu công nghệ cao phía Tây,
Nguồn: Research on Humanities and Social Sciences; ISSN 2224-5766 (Paper) ISSN 2225-0484 (Online); Vol.8, No.20, 2018; www.iiste.org)
Tóm tắt
Quản trị giáo dục đại học là một trong những quan tâm chính đối với các nhà hoạch định chính sách về tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học trên toàn thế giới.
Các khái niệm về quản trị giáo dục đại học thường mang lại xung đột giữa nhà trường và chính trị gia về các vấn đề liên quan đến quản lý nhà trường.
Nghiên cứu này xem xét các khái niệm về quản trị giáo dục đại học dựa trên nghiên cứu so sánh giữa Trung Quốc và Ghana.
Công trình này dành sự chú ý đặc biệt vào các cải cách khác nhau về quản trị, tự chủ giáo dục đại học, tài trợ, luật giáo dục đại học và cấu trúc ra quyết định ở cả hai nước.
Tác giả bài viết lập luận rằng, nếu chính phủ hạn chế ảnh hưởng của họ đối với quản trị giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục đại học được trao mức độ tự chủ đáng kể để ra quyết định phát triển chương trình học thuật và bổ nhiệm các vị trí quan trọng, nó sẽ cho phép các nhà lãnh đạo giáo dục đại học sử dụng kiến thức chuyên môn cho phát triển giáo dục đại học chất lượng cao.
Tuy nhiên, điều đáng nói là, bài báo này không lập luận về sự vắng mặt của chính phủ trong quản trị và quản lý giáo dục đại học; Chính phủ cần tiếp tục xây dựng chính sách giáo dục đại học.
Các nghiên cứu so sánh được chấp nhận bởi vì, giáo dục đại học Trung Quốc đã thu hút nhiều sinh viên từ các nước đang phát triển ở Châu Phi và Châu Á; và Ghana là một nước Châu Phi có hơn mười nghìn sinh viên theo đuổi các chương trình ở tất cả các cấp.
Các cơ sở đại học ở Ghana trong thập kỷ trước đã có mối quan hệ học tập tốt với các tổ chức nhà trường Trung Quốc.
Ghana là một quốc gia có thu nhập trung bình được đòi hỏi phải xây dựng giáo dục đại học chất lượng cao có thể học hỏi từ hệ thống của Trung Quốc. Nghiên cứu này cũng đóng góp vào tài liệu tham khảo về quản trị giáo dục.
1.0 Giới thiệu
Theo Kennedy (2003), một vấn đề chính sách trong thế kỷ 21 là quản trị giáo dục đại học. Các quốc gia đã cố gắng cải cách giáo dục đại học để làm cho nó có khả năng tạo ra vốn nhân lực cần thiết.
Đối với nghiên cứu này, quản trị trường đại học đôi khi sẽ được sử dụng thay thế cho nhau như là đại diện cho giáo dục đại học bởi vì trường đại học là tổ chức nhà trường có từ sớm trong 2 quốc gia nghiên cứu (Ghana và Trung Quốc).
Giáo dục đại học trong những năm qua đã trải qua một loạt các cải cách. Một số cải cách là để giảm ảnh hưởng chính trị trong quản trị giáo dục đại học bằng cách làm cho nó tự chủ hơn.
Quản trị theo OECD (2003) “là một hệ thống phức tạp bao gồm khung lập pháp, đặc điểm các tổ chức nhà trường, chúng được tài trợ thế nào trong số các cấu phần khác”.
Quản trị giáo dục đại học khác nhau giữa các quốc gia và từ vùng này đến vùng khác. Quản trị giáo dục đại học trong giai đoạn đầu thế kỷ 21 đã trải qua những cải cách chuyển cơ sở giáo dục đại học từ chỗ dựa vào tài trợ của chính phủ sang áp dụng các chính sách thị trường.
Châu Phi trong thời kỳ này đã không theo kịp phần còn lại của thế giới để cải cách giáo dục đại học. Sự chấp nhận cải cách giáo dục đại học ở châu Phi dẫn đến thay đổi cấu trúc trường đại học và quá trình ra quyết định.
Một ý nghĩa chính của quản trị giáo dục đại học là trách nhiệm giải trình của nó. Vấn đề trách nhiệm giải trình trong giáo dục đại học thường dẫn đến mối quan hệ xấu đi giữa các học giả và chính trị gia.
Các trường đại học và cơ sở giáo dục đại học luôn kêu gọi cần tự chủ hơn để hạn chế sự can thiệp của chính phủ.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng lập luận về thực tế rằng, các cơ sở giáo dục đại học công lập được tài trợ bởi tiền thuế do dân đóng, cho nên cần phải giám sát liên tục để đảm bảo giá trị đồng tiền.
Nền giáo dục đại học Ghana giống như của Trung Quốc, cũng đã trải qua nhiều cải cách sau khi giành độc lập cho phép các trường đại học đào tạo nhân lực cần thiết cho cải cách khu vực công của Ghana.
Trong thời kỳ đầu, sự tham gia của chính phủ trung ương vào quản trị giáo dục đại học rất cao ở Ghana mà không tạo ra mối quan hệ tốt giữa các học giả và chính phủ.
Thông qua một số thay đổi trong hệ thống quản trị, các cơ quan độc lập được thành lập để giám sát và điều chỉnh các hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học ở Ghana.
Phải tinh giản biên chế và tự chủ tài chính khi tự chủ đại học
Tuy nhiên, giáo dục đại học ở Ghana vẫn phụ thuộc nhiều vào chính phủ để tồn tại. Hệ thống giáo dục đại học Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi làn sóng toàn cầu hóa đã đóng vai trò vai trò chính trong nhiều cải cách giáo dục đại học ở Trung Quốc.
Các cuộc cải cách kinh tế thời Hậu Mao cũng ảnh hưởng đến cải cách khu vực giáo dục hướng vào thị trường hóa và tư nhân hóa.
Trong những năm qua, Quản trị giáo dục đại học Trung Quốc đã có một số thay đổi đáng kể bằng cách giảm ảnh hưởng của chính phủ trung ương để trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục đại học.
Chính sách mở cửa trong những năm 1980 đã dẫn đến những cải cách ảnh hưởng đến lĩnh vực giáo dục đại học nơi chính phủ kiềm chế không kiểm soát trực tiếp giáo dục đại học ở Trung Quốc.
Một lý do chính cho nghiên cứu so sánh về quản trị giáo dục đại học giữa Trung Quốc và Ghana là do sự quốc tế hóa giáo dục đại học giữa Ghana và Trung Quốc.
Toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến các hệ thống giáo dục đại học của các quốc gia trên toàn thế giới dẫn đến các nghiên cứu so sánh trong giáo dục.
Trung Quốc và Ghana đã có mối quan hệ chính trị và giáo dục lành mạnh trong những năm qua và kết quả là, hàng chục ngàn sinh viên Ghana đang được đào tạo ở tất cả các cấp giáo dục đại học.
Tuy nhiên, ở cấp độ nhà trường, mối quan hệ đã dẫn đến nhiều sự hợp tác và ký kết biên bản ghi nhớ giữa các trường đại học Trung Quốc và đại học Ghana.
Trong bối cảnh mối quan hệ song phương giữa Ghana và Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã thành lập các trung tâm Khổng Tử tại hai trong số các trường đại học hàng đầu của Ghana là Đại học Ghana và Đại học Cape Coast.
Một bước tiến lớn ở cấp độ nhà trường thời gian gần đây là Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc tại tỉnh Thành Đô Tứ Xuyên đã thành lập một trung tâm chủ yếu cho các nghiên cứu ở Tây Phi và các đối tác chính là các trường đại học từ Ghana.
Sự hợp tác và đối tác giữa các trường đại học Trung Quốc và Ghana theo cách nào đó đã ảnh hưởng đến hệ thống quản trị của các trường đại học.
Mối quan hệ giữa các tổ chức nhà trường của Trung Quốc và Ghana đã tạo cơ hội cho mỗi bên học hỏi từ thực tiễn tốt nhất về quản trị giáo dục đại học, đặc biệt là ở cấp nhà trường.
Trung Quốc đã để mắt vào các nước đang phát triển cả về chính trị, kinh tế và giáo dục với nhiều quốc gia châu Phi cũng đang tìm cách học hỏi từ Trung Quốc.
Các trường đại học Trung Quốc đã có những bước tiến lớn trong bảng xếp hạng thế giới về chất lượng của hệ thống giáo dục đại học Trung Quốc. Tuy nhiên, cả hai nước đều có thể học hỏi lẫn nhau trong các lĩnh vực mà họ đều đang làm chưa tốt.
Ghana chắc chắn đã được hưởng lợi từ mối quan hệ với các trường đại học Trung Quốc. Nghiên cứu này sẽ xem xét chuyên sâu và so sánh hệ thống quản trị giáo dục đại học của Trung Quốc và Ghana, nơi sẽ đóng góp cho các tài liệu hiện có về quản trị giáo dục đại học.
Sinh viên ngành quản lý công, hành chính công, nghiên cứu chính sách giáo dục, nghiên cứu quản trị giáo dục có thể thấy công trình nghiên cứu này hữu ích cho nghiên cứu của họ.
2.0 Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm cung cấp tư liệu liên quan vào các tài liệu hiện có để tăng sự quan tâm của độc giả, đặc biệt là giúp sinh viên hiểu về quản trị giáo dục đại học.
Sinh viên ngành quản lý công, nghiên cứu chính sách giáo dục và khoa học xã hội sẽ thấy nghiên cứu này hữu ích vì nó đem lại sự hiểu biết khi so sánh quản trị giáo dục đại học từ góc độ quốc tế.
3.0 Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận nghiên cứu hoàn toàn là định tính trong đó sử dụng tài liệu hiện có từ các bài báo được xuất bản, báo cáo của chính phủ và sách học thuật.
Các tài liệu liên quan được xem xét chuyên sâu để cung cấp thông tin sẽ đóng góp cho nghiên cứu về quản trị giáo dục đại học.
4.0 Định nghĩa về thuật ngữ Quản trị
"Quản trị bao gồm các cấu trúc, mối quan hệ và quy trình thông qua đó các chính sách cấp quốc gia và cấp nhà trường cho giáo dục đại học được phát triển, thực hiện và rà soát lại".
"Quản trị bao gồm một mạng lưới phức tạp gồm khung lập pháp, đặc điểm của các tổ chức nhà trường và cách thức chúng liên quan đến toàn bộ hệ thống, cách phân bổ tiền cho các nhà trường và cách chúng chịu trách nhiệm giải trình về cách sử dụng tiền, cũng như các cấu trúc và mối quan hệ ít chính thức hơn, chỉ đạo và ảnh hưởng đến hành vi", (OECD, 2008, trang 68).
Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng phân đôi (nhị phân) quản trị từ các quy trình quản lý. Tuy nhiên, một số người cũng cảm thấy rằng, việc phân biệt hai điều này sẽ mang lại những khó khăn phân tích vì các quy trình quản lý liên quan và ảnh hưởng của nó đối với hệ thống quản trị.
Reed, Meek và Jones (2002) đã chỉ ra rằng, hệ thống quản trị liên quan đến lãnh đạo, quản lý và điều hành nhà trường.
Một mặt, Maassen (2003) khẳng định rằng, định hướng chiến lược, giám sát, trách nhiệm giải trình, hiệu quả và thực hiện các thủ tục là các chức năng của lãnh đạo, quản lý và điều hành nhà trường tương ứng.
5.0 Các khung lý thuyết
5.1 Loại hình Clark
Loại hình đầu tiên của hệ thống quản trị được Clark thiết kế vào năm 1983. Clark định vị trường đại học bên trong đường biên của hình tam giác; ông tuyên bố rằng quản trị đại học bị ảnh hưởng một phần bởi ba yếu tố.
Những yếu tố ảnh hưởng đến quản trị giáo dục đại học là Thẩm quyền nhà nước, lực lượng thị trường và nhóm cầm đầu học thuật.
Khung Clark là một trong những loại hình đầu tiên của quản trị giáo dục đại học ở cấp độ hệ thống. Ba chiều cạnh của Clark về thẩm quyền nhà nước liên quan đến cấu phần chính trị, hành chính quan liêu, và thị trường.
Khung này được coi là loại hình lý tưởng và được sử dụng để so sánh các hệ thống giáo dục đại học quốc gia. Khung này đề xuất rằng, nhà nước, các lực lượng học thuật và thị trường là những tác nhân chính và là các nhóm lợi ích trong quản trị giáo dục đại học.
Tuy nhiên, khung này đã bị van Vught thách thức, người đã loại bỏ các lực lượng thị trường kể từ khi ông coi trường đại học hoạt động như một giả-thị trường (quasi-markets).
5.2 Hình khối lập phương của Braun về Khung quản trị
Khung của Dietmar Braun tập trung vào chủ nghĩa quản lý mới như mô hình quản trị đặc biệt cũng ảnh hưởng đến các nghiên cứu quản trị giáo dục đại học. Công trình của Braun được xây dựng dựa trên công trình Burton Clark và Frans Van Vught về loại hình quản trị.
Theo Braun và Merrien (1999), khung này là cần thiết để đáp ứng những thay đổi về chiến lược quản trị giáo dục đại học ở các nước OECD.
Họ chỉ ra rằng hai hệ thống niềm tin đã giúp ảnh hưởng đến hệ thống quản trị giáo dục đại học: hệ thống niềm tin đầu tiên là trường đại học được coi là tổ chức văn hóa nhằm thúc đẩy sự gắn kết xã hội và phát triển kinh tế của xã hội hiện đại; và hệ thống niềm tin thứ hai coi trường đại học là tổ chức dịch vụ công phục vụ mục tiêu kinh tế, xã hội và chính trị của quốc gia.
5.3 Mô hình bộ cân bằng quản trị
Mô hình này là công cụ quan trọng để thảo luận và phân tích quản trị giáo dục đại học, mô hình này do Boer, Enders và Schimank thiết kế (2007, 2008). Họ lập luận rằng quản trị trở nên nổi bật vì sự xuất hiện của phương pháp Quản lý công mới (NPM) trong quản lý khu vực công.
Do những thay đổi về quản trị, các tác giả cho rằng quản trị giáo dục đại học nên được xem xét lại dựa trên các lý do sau: Cân nhắc đầu tiên là, quản trị giáo dục đại học tốn nhiều chi phí và suy thoái kinh tế đã dẫn đến giảm chi tiêu công.
Việc xem xét đầu tiên của mô hình bộ cân bằng là phổ biến ở các nước đang phát triển. Ví dụ, tài trợ cho giáo dục đại học ở Ghana và hầu hết các nước châu Phi đang phải đối mặt với vấn đề tương tự là không có ngân sách dẫn đến việc kêu gọi các bên liên quan tham gia vào quản trị giáo dục đại học; Cân nhắc thứ hai là, toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến cách quản lý giáo dục đại học.
Điều này đúng vì các trường đại học trên thế giới đang hợp tác với nhau; hầu hết các trường đại học và giáo dục đại học ở Ghana và Trung Quốc hiện đang hợp tác để cung cấp đào tạo sinh viên.
Sự tham gia của các trường đại học quốc tế trong bối cảnh địa phương đã thay đổi bộ mặt quản trị giáo dục đại học; Cân nhắc thứ ba là chính phủ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực giáo dục đại học đã mang lại sự ngờ vực trong công chúng.
Việc cân nhắc cuối cùng là sự tham gia của giáo dục đại học vào thị trường dẫn đến thị trường hóa giáo dục đại học trong thập kỷ qua. Điều này đã trở nên phổ biến trong bối cảnh Ghana.
Các trường đại học ở Ghana hiện cung cấp dịch vụ kinh doanh cho công chúng. Ví dụ, trường đại học về nghiên cứu phát triển có khách sạn và các trường đại học khác cũng có bệnh viện phục vụ công chúng.
Cách tiếp cận có đầu óc kinh doanh đối với quản trị đại học trong thời gian gần đây là do các phương pháp quản lý công mới trong việc tích hợp một số yếu tố của thực tiễn khu vực tư nhân vào khu vực công.
Những quốc gia có nền giáo dục phát triển, đào tạo giáo viên như thế nào?
De Boer, Enders và Schimank (2007, 2008) tin rằng những phát triển này đã khiến cần phải tư duy lại về quản trị giáo dục đại học.
Các mô hình cân bằng của De Boer, Enders và Schimank đã biến các khái niệm khối lập phương Braun thành năm bộ cân bằng quản trị.
Mỗi thành phần của bộ cân bằng là độc lập với các thành phần khác. Điều này bao gồm quy định của nhà nước, hướng dẫn của các bên liên quan, tự quản học thuật, tự quản về quản lý và cạnh tranh. (Xem de Boer, Enders và Schimank 2007 để biết chi tiết).
6.0 Một số tác nhân chính của quản trị giáo dục đại học
6.1 Hiệu trưởng trường đại học
Người đứng đầu các cơ sở đại học (President) đôi khi được gọi là Chủ tịch, Giám đốc hoặc Hiệu trưởng tùy thuộc từng nước.
Các trường đại học Trung Quốc có Đảng ủy đảng cộng sản Trung Quốc và các Chủ tịch/Giám đốc trong khi các trường đại học Ghana có phó hiệu trưởng điều hành (Vice-Chancellor).
Ở một số quốc gia nơi giáo dục đại học là quản trị cộng đồng với nhiều bên liên quan, Chủ tịch/Hiệu trưởng thường có vai trò đại diện.
Trong trường hợp của Ghana, phó hiệu trưởng điều hành có quyền hành pháp để xây dựng và thực hiện chính sách. Họ rất mạnh và được bổ nhiệm bởi hội đồng quản trị của hội đồng trường đại học trong nhiệm kỳ bốn hoặc năm năm.
6.2 Các Ban/Hội đồng (Board)
Cơ quan ra quyết định giáo dục đại học là chức năng của hội đồng quản trị mặc dù vai trò và thành phần cấu tạo của hội đồng trường đại học đã thay đổi qua nhiều năm.
Hình thức truyền thống của hội đồng quản trị là ở dạng Hội đồng học viện hoặc hội đồng khoa cũng như hội đồng trường đại học.
Hội đồng quản trị thường tạo thành các cá nhân khác nhau, một số là học giả, sinh viên, nhân viên hành chính làm cho quy mô rất lớn.
Hội đồng trường đại học trong hệ thống Ghana bao gồm phó hiệu trưởng điều hành (Vice-chancellor), đại diện sinh viên, đại diện từ hội đồng truyền thống, công đoàn giáo viên, đại diện từ các cơ quan giám sát giáo dục đại học và các ủy viên chính phủ.
Một sự phát triển đe dọa quyền tự chủ giáo dục đại học ở Ghana là sự tham gia chính trị vào bổ nhiệm thành viên hội đồng quản trị. Khi thay đổi chính phủ ở Ghana tự động có nghĩa là thay đổi trong hội đồng trường đại học.
6.3 Các bên liên quan
Theo Lazzaretti và Tavoletti (2006), sự tham gia của các bên liên quan đến giáo dục đại học có thể do tầm ảnh hưởng của họ đối với đại diện thành viên trong hội đồng quản trị của trường đại học hoặc các cơ sở giáo dục đại học.
Các bên liên quan có thể là tổ chức sinh viên, người chơi trong công nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, cấp thẩm quyền truyền thống và các nhóm lợi ích khác.
Trong hệ thống Ghana, các nhà lãnh đạo truyền thống của khu vực nơi các trường đại học và các cơ sở giáo dục đại học đóng có ảnh hưởng đến việc quản trị của cơ sở nhà trường đó.
6.4 Sinh viên
Sinh viên đôi khi được xếp ngang hàng nhau khi nói đến quản trị đại học theo quan điểm Bergan (2003) vì ảnh hưởng của họ trong quản trị giáo dục đại học bị gạt ra ngoài lề.
Mặc dù từ những năm 1960, sinh viên đã tham gia quản trị đại học nhưng Bergan lập luận rằng, sự tham gia của họ đôi khi thấp có thể là 1/5 và 1/10. Trong quản trị đại học ở Ghana, sinh viên được đại diện trong hội đồng quản trị các trường đại học.
Hội đồng đại diện sinh viên là cơ quan cấp nhà trường trong hầu hết các trường hợp có liên quan đến đàm phán về phí và các vấn đề khác ảnh hưởng đến lợi ích của sinh viên.
Ở cấp quốc gia tại Ghana, liên đoàn toàn quốc sinh viên Ghana trong những năm qua đã đóng một vai trò nhóm gây áp lực về sự quan tâm của sinh viên.
Morley (2003) đã khẳng định rằng, có sự hạn chế sinh viên tham gia quản trị đại học bởi vì họ được coi là người tiếp nhận thụ động của các kỹ năng và kiến thức tạo ra sự giàu có.
7.0 Quyền Tự chủ
Tự chủ trong giáo dục đại học, theo quan điểm của nhiều học giả, là tự quản các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là các trường đại học.
Theo Snyder (2002) được trích dẫn trong Mei và Yan (2014), quyền tự chủ trên thế giới là công việc Hy Lạp có nghĩa là "tự mình" và "luật pháp".
Theo họ, hai từ này giải thích quyền và trách nhiệm của các trường đại học được tự quản. Điều này có thể được giải thích thêm khi các trường đại học có quyền tự do ra quyết định liên quan đến việc bổ nhiệm nhân viên học thuật, thiết kế chương trình và chương trình giảng dạy và chuẩn bị ngân sách.
Trong nỗ lực cung cấp sự hiểu biết rõ ràng về quyền tự chủ của các trường đại học, Ordorika (2003) đã giải thích nó theo ba quan điểm (bổ nhiệm, học thuật và tài chính).
Ordorika giải thích thêm rằng, quyền tự chủ bổ nhiệm mang lại cho trường đại học quyền tự do tuyển dụng, thúc đẩy và sa thải các giáo sư và nhân viên học thuật khác.
Tự chủ học thuật bao gồm phát triển chương trình giảng dạy, phát triển chương trình, yêu cầu văn bằng và quan điểm cuối cùng là tự chủ tài chính mà "tập trung vào ngân sách đại học và trách nhiệm giải trình tài chính".
8.0 Giáo dục đại học ở Ghana
Trong thời kỳ thuộc địa, hầu như tất cả những người Ghana có trình độ học vấn cao đều được giáo dục ở nước ngoài.
Nhiều người trong số họ học ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Sự phát triển này đã khiến nhiều người Ghana có học thức đã kích động chống lại chính quyền thực dân dẫn đến việc thành lập viện giáo dục đại học ở Ghana.
Năm 1948, trường đại học đầu tiên được thành lập tại Ghana, đó là Trường Đại học Ghana, và sau đó vào năm 1952, Trường Đại học Kumasi được thành lập mà bây giờ được gọi là Đại học Khoa học và Công nghệ Kwame Nkrumah.
KNUST được thành lập để đào tạo các nhà khoa học đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa của Ghana sau khi giành độc lập. Trường Đại học Cape Coast cũng được thành lập năm 1962 để đào tạo giáo viên cho ngành giáo dục trung học.
Sau năm 1992, Đại học Giáo dục và Đại học Nghiên cứu Phát triển được thành lập. giáo dục đại học ở Ghana chứng kiến sự mở rộng lớn trong những năm 1990. Hiện Ghana có 181 trường đại học và cao đẳng cung cấp giáo dục đại học (NAB 2017).
9.0 Cải cách quản trị giáo dục đại học ở Ghana
Quản trị giáo dục đại học ở Ghana trong nhiều năm đã trải qua các cải cách có thể được phân thành ba giai đoạn. Cải cách đầu tiên là ngay sau khi Ghana giành được độc lập từ Anh.
Chính phủ trong nỗ lực Phi hóa khu vực công Ghana đã đầu tư rất nhiều vào giáo dục đại học. Trong giai đoạn này, can thiệp chính trị trong giáo dục đại học là rất cao.
Mở đường cho tự chủ
Chính phủ tại thời điểm đó tham gia vào công việc của cộng đồng học thuật ở Ghana bằng cách sa thải nhiều giáo sư nước ngoài gây khó chịu cho nhiều nhân viên học thuật của trường đại học Ghana (Manu, Gariba, và Budu, 2007).
Các nhà nghiên cứu đó đã mô tả mối quan hệ giữa chính phủ và cộng đồng học thuật tại thời điểm đó là không bình thường.
Theo Manu, Gariba và Budu, (2007), giai đoạn thứ hai là giữa năm 1966-1981 và có sự giám sát của chính phủ đối với giáo dục đại học. Theo Sawyer trích dẫn trong Budu và Quasigha (2016), có ba yếu tố đóng góp cho quan hệ giữa đại học với chính phủ vào thời điểm đó lF:
1. "Yếu tố thứ nhấ là phong cách tổ chức phân mảnh" trong các trường đại học. Đi theo hệ thống này, truyền thống tự do học thuật và phân tán quyền lực ra quyết định giữa các quan chức hiệu trưởng, giáo sư cấp cao và các hệ thống ban trong các trường đại học cho phép các trường chống lại áp lực bên ngoài, trừ khi áp lực đó trở nên áp đảo hoặc phù hợp với sự sắp xếp đã tồn tại trong nhà trường.
2. "Yếu tố thứ hai là 'tầm lãnh đạo' của trường đại học, bao gồm tầm nhìn, kỹ năng ngoại giao và sẵn sàng đứng trước áp lực của chính phủ. Cải cách quản trị giáo dục đại học Ghana"
3. "Thứ ba là lòng quý trọng mà các trường đại học Ghana luôn thích".
Theo Budu & Quashigah (2016), giáo dục đại học suy thoái do một số hạn chế kinh tế của đất nước ở thời điểm đó và sự bất ổn chính trị cũng góp phần suy giảm giáo dục đại học ở Ghana.
Sawyer (1994) giải thích rằng, tình hình kinh tế-chính trị khiến chính phủ phải giảm phân bổ ngân sách cho các trường đại học và việc giảm ngân sách này khiến các trường đại học giảm sức mạnh nhân viên.
Thời kỳ này là một trở ngại cho giáo dục, hầu hết các giảng viên và nhân viên hành chính rời đất nước này sang các nước khác để có dịch vụ tốt hơn.
Giai đoạn thứ ba của quan hệ chính phủ-đại học được nhiều nhà nghiên cứu mô tả là một phản ứng hỗn hợp.
Garba và Budu (2007) đã mô tả nó như "một cuộc đối đầu và thay đổi chỉ đạo".
Thời kỳ này mang lại nhiều thay đổi cho quản trị và lãnh đạo giáo dục đại học bởi vì chính phủ của Hội đồng Quốc phòng lâm thời vào thời điểm đó liên quan đến nhiều bên liên quan trong việc soạn thảo luật giáo dục đại học.
Luật giáo dục đại học mới có sinh viên đại diện trong hội đồng trường được hội sinh viên đánh giá cao.
Tại thời điểm này, mối quan hệ giữa chính phủ-trường đại học rất thân mật nhưng sau đó trở nên tồi tệ do nỗ lực của chính phủ trong việc thực hiện các biện pháp ngân hàng thế giới dẫn đến việc rút trợ cấp sinh viên.
Thời kỳ này một lần nữa chứng kiến chính phủ đẩy mạnh hơn các nhiệm vụ giám sát cho một cơ quan lập hiến độc lập được gọi là Hội đồng Giáo dục Bậc Ba Quốc gia để điều phối hoạt động của các trường đại học ở Ghana.
Theo Budu và Quashigah (2016), "Thời kỳ này chứng kiến việc thành lập Ủy ban các Phó hiệu trưởng điều hành (nay là Hiệu trưởng Ghana), trở thành một nhân vật quan trọng trong việc quản lý các mối quan hệ giữa chính phủ và các trường đại học công lập.
10.0 Đổi mới hiến pháp về quyền tự chủ trong các trường đại học Ghana
Bộ mặt quản trị đại học thay đổi mạnh mẽ do quá trình dân chủ hóa đất nước năm 1992. Theo hiến pháp, nhiều hành động của quốc hội và luật pháp đã được đưa vào luật ngành giáo dục nhằm mục đích trao cho các trường đại học nhiều tự do và tự chủ hơn để đưa ra quyết định liên quan đến vấn đề học thuật.
Trước khi hiến pháp năm 1992 ra đời, Chủ tịch/Giám đốc đại học đã giữ vai trò là hiệu trưởng của tất cả các trường đại học công lập ở Ghana.
Budu và Quasigah (2016) giải thích rằng, dưới sự lãnh đạo của tướng Kutu Acheampong, có sự can thiệp trực tiếp của chính phủ vào các vấn đề của các trường đại học mở rộng để chuyển và loại bỏ các giảng viên.
Do sự can thiệp của chính phủ vào việc quản trị các trường đại học, các thành viên của cộng đồng đại học vận động cho việc loại bỏ vai trò của Chủ tịch với tư cách là hiệu trưởng của các trường đại học công lập và may mắn thay cho họ, nó đã bị loại bỏ.
Các trường đại học ở Ghana hiện được hưởng mức độ tự chủ cao hơn, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến học thuật. Tuy nhiên, họ vẫn dựa vào chính phủ để định hướng chính sách và tài trợ.
11.0 Các cơ quan giám sát tại Ghana
11.1 Bộ Giáo dục: Bộ Giáo dục Ghana được thành lập theo luật PNDC năm 1993, là một phần của luật công vụ 327, được giao nhiệm vụ cung cấp giáo dục cho tất cả người Ghana ở mọi cấp độ. Bộ giáo dục đảm nhận các chức năng này thay mặt cho chính phủ Ghana;
1. Bộ khởi xướng và xây dựng các lựa chọn chính sách giáo dục cho các cân nhắc của chính phủ để thực hiện hiệu quả các chính sách của chính phủ liên quan đến giáo dục đại học; Bộ tiến hành nghiên cứu cần thiết để thực hiện, xem xét các chính sách của chính phủ về giáo dục đại học, điều phối và giám sát việc thực hiện các chính sách giáo dục đại học thông qua các cơ quan phụ như hội đồng kiểm định quốc gia và hội đồng quốc gia về giáo dục đại học.
2. Bộ có trách nhiệm đảm bảo rằng các mục tiêu giáo dục đại học về cung cấp giáo dục chất lượng sẽ bắt nguồn từ các sinh viên tốt nghiệp Kỹ năng định hướng nghề nghiệp sẽ giúp xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy kinh tế phát triển đạt được.
3. Bộ khởi xướng các chính sách sẽ dẫn đến mở rộng giáo dục đại học, cung cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cần thiết để điều hành một nền giáo dục đại học ở Ghana.
4. Xây dựng các chính sách sẽ giúp giáo dục đại học ở Ghana dễ tiếp cận hơn với người Ghana, phối hợp với các ngành để làm cho giáo dục đại học phù hợp với các mục tiêu quốc gia sẽ tăng tốc phát triển quốc gia. (trang web của Bộ giáo dục)
11.2 Hội đồng Kiểm định quốc gia và Hội đồng quốc gia giáo dục đại học
Những cải cách về quản trị giáo dục đại học đã dẫn đến việc thành lập hai cơ quan quản lý giám sát và điều chỉnh các hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học ở Ghana.
Ủy ban Kiểm định quốc gia (NAB) được giao nhiệm vụ giám sát và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Ghana và Hội đồng Quốc gia về Giáo dục đại học (NCTE) chịu trách nhiệm giám sát chung về giáo dục đại học.
Những cải cách này đã mang lại những thay đổi đáng kể trong việc quản lý giáo dục đại học Ghana. Trước đây, trách nhiệm của quy định và giám sát nằm trong tay ủy ban đại học.
Theo Budu và Quasigah, mặc dù đây là một ý tưởng tốt để có hai tổ chức, nó có thể một phần là do sự tham gia của khu vực tư nhân trong giáo dục đại học mà không có giới hạn trên cho số lượng trường đại học.
Hai cơ quan quản lý sẽ đủ để xử lý sự gia tăng số lượng trường đại học về các vấn đề giám sát và đảm bảo rằng chất lượng là không bị xâm phạm.
11.3 Cơ cấu quản trị ở cấp nhà nước
Các quyết định chính sách liên quan đến giáo dục đại học ở Ghana do Bộ Giáo dục thục hiện phụ thuộc vào phê duyệt của nội các và quốc hội, và sau đó được chuyển cho cơ sở giáo dục đại học thi hành.
Theo hệ thống này, các chiến lược quản trị và quản lý các trường đại học và cơ sở giáo dục đại học chịu ảnh hưởng của bộ.
Cơ sở giáo dục đại học được trao quyền tự chủ ra các quyết định chính liên quan đến phát triển chương trình học tập, bổ nhiệm nhân viên và các vấn đề quan trọng khác liên quan đến sự phát triển nhà trường.
Tuy nhiên, các cơ quan khác, như NAB và NCTE thuộc bộ này được pháp luật ủy quyền giám sát các cơ sở giáo dục đại học để đảm bảo chất lượng vẫn ảnh hưởng đến hệ thống quản trị của các cơ sở giáo dục đại học ở Ghana.
13.0 Tài chính cho giáo dục đại học ở Ghana
Tài chính giáo dục đại học ở Ghana được phân thành hai giai đoạn; giai đoạn đầu kể từ khi thành lập trường đại học đầu tiên cho đến những năm 1990.
Thời kỳ này nhà nước tài trợ đầy đủ chi phí giáo dục đại học ở Ghana, học phí, ăn ở do nhà nước chi trả.
Trong thời gian đó, sinh viên cũng được trả tiền trợ cấp và ăn ở miễn phí. Giai đoạn thứ hai bắt đầu vào những năm 1990, khi chính phủ khởi xướng phương pháp chia sẻ chi phí giáo dục đại học.
Chi phí giáo dục đại học hiện đang được chia sẻ với chính phủ và cá nhân sinh viên theo cách chính phủ thu học phí và cung cấp phương tiện cần thiết cho học tập, sinh viên chi trả chi phí ăn ở và phí bảo trì cơ sở vật chất của trường đại học.
Theo Budu và Quasigah, "về tài chính, các trường đại học công lập tiếp tục chịu ảnh hưởng ngân sách của Bộ Giáo dục. Phần lớn chi tiêu của họ, lương cho nhân viên, học phí cho sinh viên và phát triển cơ sở hạ tầng đến từ phía chính phủ.