Quảng Bình: Chuyện người có uy tín ở bản biên giới nêu gương giảm nghèo
Để người dân vùng rẻo cao này phát triển kinh tế và làm giàu trên chính mảnh đất của mình trước hết mình phải là người làm gương, gia đình mình phải xóa được cái đói, các nghèo, xóa đi tính trông chờ, ỉ lại khi đó mọi người mới có thể noi theo…
Tấm gương trước tất cả mọi người…
Ông Cao Duy Ư (SN 1948) ở bản Hóa Lương xã Hóa Sơn (Minh Hóa – Quảng Bình) là một Đảng viên, là hội viên mẫu mực của các tổ chức xã hội, là người có uy tính đối với bà con nhân dân ở xã Hóa Sơn, một xã biên giới vùng núi rẻo cao của huyện Minh Hóa. Ông là người đại diện cho người dân trong bản, thường xuyên tham gia đóng góp ý kiến, phản ảnh tâm tư nguyện vọng của bà con nhân dân tại các kỳ tiếp xúc cử tri, các kì họp của xã…
Ông Ư là người có uy tín, luôn giữ vai trò trung tâm đoàn kết trong cộng đồng thôn, bản. Phát huy vai trò của người có uy tín thông qua các hoạt động tuyên truyền, giải thích, vận động đồng bào cảnh giác với sự dụ dỗ, lôi kéo của những phần tử xấu chống đối chính quyền; vận động bà con nhân dân tham gia các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự ở khu dân cư. Cung cấp những thông tin liên quan đến an ninh trật tự, tranh chấp đất đai, hóa giải những mâu thuẫn trong bản, không để phát Sinh thành điểm nóng, bảo đảm tình hình an ninh và đoàn kết dân tộc
Ông Ư tâm sự: Cá nhân tôi luôn luôn chú trọng nêu gương, học tập, quán triệt Nghi quyết đại hội Đẳng các cấp, chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng địa phương. Là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, bản thân luôn vận động tuyên truyền, vận đông đồng bào thực hiện đường lối, chú trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế, tầng cường nội lực, làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình.
Là người có uy tính, ông Ư chính là tấm gương, là bằng chứng sống cho sự nổ lực vươn lên thoát khói đói nghèo để đồng bào tin tưởng, nghe và làm theo. Ngoài ra, cá nhân ông còn vận động đồng bào áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyên đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa sản xuất; giúp hộ nghèo thoát nghèo vươn lên làm giàu.
Hiện nay, gia đình ông Ư đang chän nuôi 1 con bò lai, có 500m2 trồng cỏ chuồng trại xây mùa hè ấm mùa đông ấm. Trong bản có rất nhiều hộ gia đình tích cực lao động sản xuất như trồng rừng và chăn nuôi dựa trên sự thành công của các hộ trong quá trình làm ăn kinh tế.
Miệt mài vận động người dân
Ông Ư không những đi đầu trong công tác vận động quần chúng nhân dân, bản thân còn tiên phong trên lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Với tinh thần cần cù, sáng tạo trau dồi kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn được công hiến cho gia đình và xã hội, bản thân luôn là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ những tập quán canh tác hậu, tạo ra những mô hình điển hình trong thực tiễn, góp phần thúc đấy phong trào xóa đói giảm nghèo ở làng bản nói riêng và trên địa bàn xã Hóa Sơn nói chung.
"Cá nhân tôi cần phải đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào hiểu được tầm quan trạng của việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình nhất là cho thế hệ trẻ. Đồng thời, bản thân còn tuyên truyền, vận động đồng bào từ bỏ các tập tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hỏi; thực hiện các quy ước, hương ước cộng đồng xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Không chỉ phát triển kinh tế, những hoạt động xã hội của ông Ư khẳng định tâm huyết xây dựng quê hương của một con người gần trọn đời gắn chặt với cuộc sống khó khăn vùng biên ải này. Cá nhân ông Ư luôn sáng tạo, linh hoạt, kiên trì bằng nhiều hình thức vận động, thuyết phục để đồng bào hiểu được lợi ích của xây dựng các hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như vai trò, trách nhiệm trong hoạt động xây dựng nông thôn mới.
Bản thân đã thực hiện nêu gương, tiên phong trong việc hiến đất lấy mặt bằng xây dựng đường 1500m', ngoài ra còn đóng góp tiền bạc, ngày công để hoàn thiện các kết cấu hạ tầng. Từ hành động cụ thể này, bà con dân bản đã có ý thức hơn và xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc làm thay đổi bộ mặt nông thôn và sự hưởng lợi của bà con từ những thay đổi này.
Hiện nay, ở xã Hóa Sơn, bà con đồng bào dân tộc Chứt và dân tộc kinh sinh sống đã có phong trào tự nguyện đóng góp tiền bạc, hiến đất và rất nhiều ngày công lao động để xây dựng hạ tầng nông thôn mới, làm bộ mặt của bản, nói riêng và xã nhà nói chung ngày càng khang trang, tươi mới, tạo thuận lợi cho phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho bà con nhân dân.
Điều luôn đau đáu trong ông Ư đó chính là việc làm sao phải bảo tồn, phát huy bản sắc vãn hóa dân tộc và xây dựng đời sống văn hóa mới. Xã Hóa Sơn nói chung và bản Hóa Lương nói riêng có bốn dân tộc anh em cùng chung sống mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Muốn bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với xây dựng đời sống văn hóa trong khu dân cư không chỉ là công việc của toàn hệ thống chính trị, mà còn có sự tham gia của đồng bào, bởi họ chính là chủ thể.
Là những con người người "nặng lòng" với văn hóa dân tộc, lại am hiểu về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, vì vậy xác định bản thân là người Có uy tín, phải là hạt nhân gương mẫu phát huy vai trò quan trọng của mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Sự kiên trì của ông Ư trong các hoạt động xã hội, luôn kiên định với mọi đường lối Chủ trương của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy chế hoạt động của làng bản trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" lần nữa khẳng định vai trò và tầm quan trọng của những người có uy tính trong cộng đồng…