Câu hỏi về đích làm khó thí sinh trong chung kết Olympia Chỉ vài giây sau khi MC đọc câu hỏi, Hải An đã đưa ra đáp án chính xác. Phần trả lời dứt khoát này được đánh giá nhanh nhạy, thông minh.
Sáng 14/11, trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 được truyền hình trực tiếp từ Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là lần đầu tiên chương trình bước vào năm thi mới khi chưa xác định được nhà vô địch của năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trải qua 4 vòng thi, Nguyễn Hoàng Khánh giành vòng nguyệt quế với 315 điểm. Đây là thành tích cao thứ 3 trong số 21 nhà vô địch tính đến hiện tại. Cậu là học sinh đầu tiên của trường THPT Bạch Đằng và thứ 3 của tỉnh Quảng Ninh vô địch Olympia. Trước Hoàng Khánh, đất mỏ từng có 2 quán quân là Đặng Thái Hoàng (năm 12) và Nguyễn Hoàng Cường (năm 18) - đều là cựu học sinh THPT Hòn Gai. Như vậy, sau 21 trận chung kết, Quảng Ninh hiện là tỉnh có nhiều thí sinh vô địch Olympia nhất. Xếp sau là các tỉnh Vĩnh Long, Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị với 2 đại diện.
Đúng với biệt danh “vua tốc độ”, Hoàng Khánh thể hiện sự nhanh nhạy nhưng không kém phần chắc chắn ngay từ khi nhập cuộc chơi. Trong vòng 60 giây, nam sinh trải qua 12 câu hỏi Khởi động, mang về 8 điểm 10. Cậu đồng dẫn đầu đoàn leo núi cùng với Việt Thái. Màn thể hiện khá tốt giúp Hoàng Khánh phần nào tự tin hơn trước áp lực khá lớn ở trường quay.
Sau khi Việt Thái phải dừng cuộc chơi vì trả lời không chính xác ô chướng ngại vật, Hoàng Khánh lập tức nhấn chuông giành cơ hội ghi điểm. Nhờ đưa ra đáp án đúng “Miễn dịch cộng đồng”, cậu vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi với 150 điểm, bỏ khá xa 3 bạn chơi. “Quyết định nhấn chuông của em vừa chắc chắn, vừa hơi liều nhưng may mắn đã thành công, giải tỏa tâm lý cho mình”, Hoàng Khánh chia sẻ.
Những màn thể hiện bùng nổ của Hoàng Khánh nhận được sự cổ vũ từ khán giả trên khán đài.
Trước khi đến với vòng thi Về đích, Hoàng Khánh thể hiện khá tốt qua 4 cơ hội Tăng tốc. Cậu tiếp tục gia tăng cách biệt với 3 bạn chơi với quỹ điểm 150, hơn người xếp tiếp theo 60 điểm. Tốc độ một lần nữa là thế mạnh của Hoàng Khánh khi có câu cậu chỉ mất 1,37 giây để đưa ra đáp án.
Không chỉ thể hiện tốt ở gói câu hỏi Về đích của mình, Hoàng Khánh còn liên tục nhấn chuông “cướp điểm” từ các bạn chơi còn lại. Nhờ đó, cậu giành thêm 75 điểm, nâng thành tích của mình từ 240 lên 315 điểm. Đây cũng là điểm số chung cuộc của nam sinh Quảng Ninh. Cậu cho biết bản thân không có chiến thuật thi đấu nào ở vòng thi quyết định này. “Trận chung kết chỉ có một lần nên em nỗ lực để không phải hối tiếc”, Hoàng Khánh nói.
Sau khi biết chắc chắn mình trở thành nhà vô địch thứ 21 của Olympia, gương mặt Hoàng Khánh mới giãn ra và nở nụ cười. Các bạn chơi khác cũng tiến đến chúc mừng cậu với màn thể hiện tốt.
Sau những giây phút thi đấu căng thẳng, 4 nhà leo núi đều nở nụ cười tươi, tiến lại gần nhau tạo dáng chụp ảnh lưu niệm. Ở trên sân khấu là đối thủ nhưng ngoài đời, 4 chàng trai là những người bạn thân thiết. Dù nhận được học bổng du học trị giá 40.000 USD, Hoàng Khánh cho biết cậu sẽ cân nhắc đến việc này vì bản thân chưa hứng thú.
Trận chung kết Olympia năm 21 cũng là lần cuối cùng MC Diệp Chi đảm nhận vị trí dẫn chương trình. Chị gắn bó với Olympia từ năm 2017 và trở thành gương mặt được khán giả yêu mến. Từ năm 22, MC trẻ Khánh Vy thay thế BTV Diệp Chi dẫn dắt Olympia.
MC Diệp Chi chụp hình lưu niệm với đồng nghiệp, khán giả trong lần cuối đóng vai trò là người dẫn chương trình chính.
Trần Thế Trung (áo trắng), nhà vô địch Olympia năm 19, từ Nghệ An ra Hà Nội cổ vũ cho đàn em Nguyễn Đình Duy Anh. Cậu hiện là sinh viên của ĐH Swinburne nhưng chưa đi du học vì tình hình dịch bệnh.
MC đang đọc dở câu hỏi, tân vô địch Olympia đã đoán ra từ khóa Ngay khi Việt Thái phải dừng cuộc chơi vì trả lời không chính xác ô chướng ngại vật, Hoàng Khánh lập tức nhấn chuông giành cơ hội, vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi.
Phạm Thắng - Thảo Thu