Quảng Ninh tập trung trục vớt, sữa chữa tàu thuyền bị hư hỏng do bão

Gần 1 tháng sau bão số 3, vẫn có hàng trăm phương tiện tàu, thuyền tại Quảng Ninh bị chìm đắm, hư hỏng. Các chủ phương tiện đang khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục sau bão để phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo thống kê, có khoảng 260 phương tiện thủy của tỉnh Quảng Ninh bị đắm, chìm trong bão số 3, trong đó có 28 tàu du lịch, 116 tàu cá và 126 tàu hàng, tàu khách.

Theo thống kê, số phương tiện thủy của tỉnh Quảng Ninh bị đắm, chìm do bão số 3 gây ra hơn 260 phương tiện, trong đó có 27 tàu du lịch, 116 tàu cá và 126 tàu hàng, tàu khách các loại

Theo thống kê, số phương tiện thủy của tỉnh Quảng Ninh bị đắm, chìm do bão số 3 gây ra hơn 260 phương tiện, trong đó có 27 tàu du lịch, 116 tàu cá và 126 tàu hàng, tàu khách các loại

Ông Ngô Việt Hùng, đại diện một Công ty du lịch cho biết: Chi phí trục vớt, sửa chữa đang là gánh nặng lớn với người dân và doanh nghiệp. Hiện 4 con tàu bị của đơn vị vẫn phải đang chờ tới lượt sửa chữa do có quá nhiều tàu thuyền bị hư hỏng.

“Bên công ty chúng tôi có 4 con tàu chở khách đều có thiệt hại, chủ yếu như vỡ kính, móp méo, va chạm… Khi bão qua rồi bên tôi phải mang tàu đi xếp hàng tại các khu vực sửa chữa, bởi có rất nhiều con tàu khác cũng bị đắm, cũng phải chục ngày mới đến lượt vào sữa chữa. Mỗi tàu có những thiệt hại khác nhau, nhưng cũng phải đến 200 triệu tiền sửa”, ông Hùng cho biết.

Tại các xưởng chữa tàu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh luôn trọng tình trạng "kín chỗ"

Tại các xưởng chữa tàu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh luôn trọng tình trạng "kín chỗ"

Tỉnh Quảng Ninh đã báo cáo, đề xuất Chính phủ, Bộ GT-VT bổ sung, mở rộng đối tượng hỗ trợ để các doanh nghiệp kinh doanh tàu du lịch có thêm một phần chi phí trục vớt, khắc phục thiệt hại phương tiện thủy bị chìm đắm do cơn bão số 3. Địa phương này cũng yêu cầu Sở GT-VT tìm kiếm, kết nối với các đơn vị trục vớt, cơ sở sửa chữa trên địa bàn để hỗ trợ doanh nghiệp;

Các đơn vị sửa chữa bố trí tối đa nhân lực, phương tiện, động viên người lao động làm thêm giờ... để khẩn trương sửa chữa phương tiện thủy cho người dân, doanh nghiệp.

Các đơn vị sửa chữa bố trí tối đa nhân lực, phương tiện, động viên người lao động làm thêm giờ... để khẩn trương sửa chữa phương tiện thủy cho người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong cấp lại Giấy chứng nhận, đăng ký phương tiện, chứng nhận an toàn, chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ của thuyền viên bị mất… Kết quả đến ngày 1/10 đã trục vớt được 111/269 phương tiện, trong đó có 15/28 tàu du lịch chuyên phục vụ khách tham quan vịnh Hạ Long.

Chi phí trục vớt đã tốn kém, lại tốn thêm hàng trăm triệu phí sửa chữa đang là gánh nặng lớn với người dân, doanh nghiệp

Chi phí trục vớt đã tốn kém, lại tốn thêm hàng trăm triệu phí sửa chữa đang là gánh nặng lớn với người dân, doanh nghiệp

Ông Mai Trọng Trường, Giám đốc một Công ty sửa chữa tàu thuyền cho biết: Đơn vị đã bố trí tối đa nhân lực, phương tiện, động viên người lao động làm thêm giờ... để khẩn trương sửa chữa phương tiện thủy cho người dân, doanh nghiệp.

“Sau bão, nhiệm vụ chính của chúng tôi là tập trung hỗ trợ cho các chủ tàu có tàu đắm, để làm sao kéo lên nhanh nhất, khắc phục những hư hại, đặc biệt là các tàu gỗ được ưu tiên trục vớt trước. Hiện tại hầu như ngày nào cũng có phương tiện đưa vào xưởng để sửa chữa, và bây giờ chúng tôi đang chủ yếu khắc phục tàu du lịch. Chúng tôi với hơn 40 công nhân cũng đang làm cả ban ngày, tăng ca cả buổi tối để làm sao đáp ứng nhanh nhất việc sửa chữa, khắc phục phương tiện của bà con để chủ tàu nhanh chóng đưa vào hoạt động, ổn định sau bão”, ông Trường nói.

PV/VOV-Đông Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/quang-ninh-tap-trung-truc-vot-sua-chua-tau-thuyen-bi-hu-hong-do-bao-post1125799.vov