Khi Triều Tiên tiếp tục phóng thử tên lửa, hành động này được Bình Nhưỡng mô tả là "lời cảnh báo trang trọng" đối với Hàn Quốc; bóng ma về cuộc xung đột quân sự công khai trên bán đảo Triều Tiên vẫn tiếp tục xuất hiện, bất chấp những nỗ lực không ngừng của cả thế giới, nhằm thúc đẩy hòa giải Bắc-Nam.
Nhưng làm thế nào mà Triều Tiên trở thành một cường quốc lớn trong khu vực, cả về kho vũ khí hạt nhân lẫn các thước đo quân sự thông thường? Nên hiểu kinh tế Triều Tiên đã bị tàn phá nặng nề, sau cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên 1950 - 1953.
Ngay từ khi thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên vào năm 1948, các nhà lãnh đạo Triều Tiên, đứng đầu là Chủ tịch Kim Nhật Thành, đã tập trung vào những đặc thù của nền kinh tế thời chiến của Triều Tiên; đặc biệt là chính sách Songun, hay còn gọi là chính sách “quân đội trên hết”, coi quân đội là trụ cột tổ chức trung tâm của xã hội Triều Tiên.
Tuy nhiên, phần lớn câu trả lời nằm ở viện trợ bên ngoài; Thứ nhất, sức mạnh quân sự đáng kể của Triều Tiên, sẽ hoàn toàn không bền vững, nếu không có dòng trợ cấp kinh tế ổn định từ Trung Quốc.
Nhưng có một khía cạnh, thậm chí trực tiếp hơn viện trợ từ Trung Quốc cho Triều Tiên, mà hầu như không được chú ý trong các bài bình luận quốc phòng đương thời; đó là nền quốc phòng của Triều Tiên được như ngày nay, chủ yếu bao gồm vũ khí và thiết bị của Liên Xô.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập vào năm 1948, được coi là một cuộc dàn xếp sau chiến tranh, khiến Triều Tiên bị chia cắt dọc theo vĩ tuyến 38; với miền Bắc và miền Nam lần lượt bị cuốn vào phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ.
Dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, Triều Tiên đã tổ chức xây dựng quân đội, trên cơ sở những tổ chức du kích kháng Nhật thân Liên Xô. Liên Xô đã viện trợ quân sự trị giá 200 triệu rúp từ năm 1949 đến năm 1952, đặt nền móng cho xây dựng Quân đội Triều Tiên.
Các lô hàng viện trợ ban đầu của Liên Xô bao gồm 37 xe tăng T-34, hàng chục nghìn khẩu súng bộ binh, súng cối, máy bay chiến đấu Il-10 và Yak-9, và một số loại pháo khác nhau.
Khoảng 40.00 quân nhân Liên Xô đã được điều động, không chỉ để huấn luyện các lực lượng quân đội đang phát triển mạnh của Triều Tiên, mà còn hỗ trợ họ chiến đấu và chuyên môn kỹ thuật trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Sau một cuộc gặp gỡ ngoại giao ngắn ngủi trong thời Tổng bí thư ĐCS Liên Xô Khruschev, việc chuyển giao công nghệ - quân sự của Liên Xô cho Triều Tiên được tiếp tục một cách đầy đủ vào giữa những năm 1960 và tiếp tục vào giữa những năm 1980.
Lực lượng lục quân của Triều Tiên đã nhận được hơn một nghìn xe tăng chiến đấu chủ lực T-55 (một phần trong số đó được cho là vẫn được sử dụng cho đến ngày nay), cũng như giấy phép sản xuất xe tăng T-62 tại Triều Tiên, với tên gọi Triều Tiên là Chonma-ho.
Triều Tiên đã từ từ chuyển đổi khỏi sự chuyển giao trực tiếp của Liên Xô, để chuyển sang sản xuất trong nước, nhưng những công nghệ quốc phòng của Liên Xô vẫn tiếp tục thâm nhập vào ngành công nghiệp quốc phòng của Bình Nhưỡng.
Ví dụ, xe tăng Pokpung-ho chủ lực hiện tại của họ, vay mượn những ảnh hưởng thiết kế nặng nề từ T-62 và T-72, và được cho là thậm chí cả T-90 mới hơn của Nga.
Trong khi đó, ở phân khúc vũ khí bộ binh, các loại súng trường tấn công Type 58 và 68 được Triều Tiên sản xuất, dựa trên giấy phép AK-47 và AKM của Kalashnikov.
Như một bài viết trên tờ The National Interest của Mỹ cho biết, ngay cả khẩu súng trường tiến công Type 88 mới nhất của Triều Tiên cũng được sao chép rõ ràng theo khẩu AK-74 của Liên Xô.
Lực lượng không quân của Triều Tiên bao gồm hơn 200 máy bay chiến đấu của Liên Xô và Nga, đặc biệt là MiG-29, Il-28 và Su-25. Lực lượng phòng không hiện tại của họ, hầu như chỉ bao gồm các hệ thống tên lửa đất đối không S-200, S-125 và S-75 của Liên Xô.
Một sự thật lịch sử không thể chối cãi rằng, sức mạnh quốc phòng của Triều Tiên không chỉ từ viện trợ, mà còn nhờ vào việc chuyển giao công nghệ-quân sự trực tiếp của Liên Xô trong khoảng thời gian nửa thế kỷ. Những vũ khí do Liên Xô viện trợ và cấp phép sản xuất, hiện vẫn tiếp tục là trụ cột trong trang bị của Quân đội Triều Tiên.
Tuy nhiên, quốc gia kế nhiệm chủ yếu của Liên Xô là Nga không còn có mối quan hệ "mặn nồng" với Triều Tiên như dưới thời Liên Xô. Trong thế kỷ 21, vai trò này đã giành cho Trung Quốc, khi Trung Quốc ngày càng tích cực hơn trong việc khẳng định các lợi ích địa chính trị của mình ở khu vực Đông Á. Nguồn ảnh: Pinterest.
Triều Tiên thử nghiệm thành công loại tên lửa có tầm phóng tới lãnh thổ Mỹ, khiến Washington phải kinh ngạc. Nguồn: ABC.
Tiến Minh