Na Uy (tên chính thức Vương quốc Na Uy) là một trong những quốc gia phát triển trên thế giới. Đất nước này nổi tiếng bởi sự thân thiện, thanh bình, mức sống cao. Theo World Happiness Report, Na Uy và Phần Lan là những quốc gia được mệnh danh xứ sở hạnh phúc trên thế giới. Ảnh: CNN.
Cùng Phần Lan, Nga, Na Uy cũng được xem là xứ sở của tuần lộc với khoảng 250.000 con, đa phần do dân Sami chăn thả trên những đồng rêu mênh mông. Mỗi gia đình dân tộc Sami chăn từ vài trăm tới vài nghìn con tuần lộc để lấy thịt, lông, sừng… Ảnh: Norwegian Polar Institute.
Theo World Atlas, thủ đô của Na Uy hiện nay là thành phố Oslo. Đây là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế của Na Uy và là trung tâm quan trọng của các ngành kinh tế biển, thương mại hàng hải tại châu Âu. Thành phố là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty trong lĩnh vực hàng hải, một vài trong số đó nằm trong số các công ty tàu thuyền, môi giới vận chuyển hàng hóa và bảo hiểm lớn nhất thế giới. Ảnh: Intelligenttransport.com.
Theo nguyện vọng của Alfred Nobel, giải Nobel Hòa bình sẽ được trao ở Oslo, thủ đô Na Uy, bởi một ủy ban năm thành viên, do Hội đồng Lập pháp Na Uy chỉ định. Lễ trao giải Nobel Hòa bình đầu tiên được tổ chức năm 1901, sau đó luôn diễn ra vào ngày 10/12 hàng năm. Đây là ngày mất của Alfred Nobel. Ảnh: World Atlas.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, đơn vị tiền tệ của Na Uy hiện nay là đồng Krone Na Uy (NOK). Đồng Đồng krone Na Uy được sử dụng từ năm 1875. Ảnh: BBC.
Cùng Thụy Điển và Phần Lan, Na Uy có lãnh thổ nằm trên bán đảo Scandinavie. Đây là bán đảo lớn nhất ở châu Âu, dài tới 1.900 km, chỗ rộng nhất lên đến 800 km. Diện tích khoảng 800 nghìn km2. Ảnh: CNN.
Na Uy là quốc gia vùng Tây Bắc châu Âu, tiếp giáp Thụy Điển, Phần Lan và Nga. Nước này trải dài trên lãnh thổ 323.802 km2, dân số gần 5,4 triệu người. Ảnh minh họa: CNN.
Quốc kỳ Na Uy được thông qua ngày 17/7/182. Theo World Atlas, quốc kỳ Na Uy được gọi là nguồn gốc của mọi lá cờ. Trên lá cờ của quốc gia này có in hình quốc kỳ của 6 quốc gia khác nhau gồm: Indonesia, Ba Lan, Phần Lan, Pháp, Hà Lan và Thái Lan. Ảnh: World Atlas.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing