QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 12/7/2023

'Khai mạc phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tổng kết, rà soát việc thực hiện Nghị quyết liên tịch về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 5 và tháng 6/2023; Xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030...' là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày 12/7/2023.

* Sáng 12/7, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 24. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ trong 2,5 ngày làm việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, bảo đảm chắc chắn, thận trọng, kỹ lưỡng.

* Sáng 12/7, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 24. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ trong 2,5 ngày làm việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, bảo đảm chắc chắn, thận trọng, kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội chủ động nghiên cứu, đề xuất cho ý kiến đối với những nội dung lớn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phối hợp với Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6, bên cạnh những nội dung đã rõ, còn nhiệm vụ đang giao các cơ quan nghiên cứu.

Xem nội dung chi tiết tại đây:

* Sau phát biểu khai mạc phiên họp thứ 24 của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày báo cáo tổng kết, rà soát việc thực hiện Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN.

Theo đó, sau 10 năm thực hiện, công tác tổ chức tiếp xúc cử tri của ĐBQH đã có nhiều đổi mới linh hoạt, hiệu quả về hình thức và nội dung; bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công khai, đã phát huy vai trò, trách nhiệm của ĐBQH, của cử tri và các cơ quan, tổ chức hữu quan.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐBQH CÓ NHIỀU ĐỔI MỚI LINH HOẠT, HIỆU QUẢ VỀ HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG

* Cho ý kiến về nội dung này, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao công tác tổng kết, nghiên cứu, rà soát của Ban Dân nguyện. Việc tham gia tổng kết đánh giá và xây dựng báo cáo đã có sự phối hợp rất chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 63 Đoàn đại biểu Quốc hội và đặc biệt với sự tham gia rất tích cực của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Xem nội dung chi tiết tại đây: UBTVQH CHO Ý KIẾN VỀ TỔNG KẾT NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH TRONG VIỆC TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI: ĐÁNH GIÁ SÂU SÁT, THỰC CHẤT, HIỆU QUẢ

* Cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 5 và tháng 6/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục đề nghị tăng cường công tác quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy; quan tâm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng công trình đảm bảo yêu cầu phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thực tiễn.

Tại phiên họp, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nêu rõ kiến nghị Bộ Công an, Bộ Xây dựng khẩn trương thực hiện các yêu cầu đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Công điện số 200/CĐ-TTg ngày 05/4/2023 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Trong đó trọng tâm cần sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng công trình đảm bảo yêu cầu phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thực tiễn.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TIẾP TỤC QUAN TÂM THÁO GỠ VƯỚNG MẮC TRONG QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

* Cũng cho ý kiến về nội dung này, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ rõ, thực trạng phụ huynh xếp hàng thâu đêm để nộp hồ sơ cho con vào trung học phổ thông gây băn khoăn, lo lắng trong dư luận. Do đó đề nghị làm rõ tình trạng thiếu trường trung học phổ thông công lập và có giải pháp giải quyết tình trạng này.

Xem nội dung chi tiết tại đây: THỰC TRẠNG PHỤ HUYNH XẾP HÀNG THÂU ĐÊM NỘP HỒ SƠ CHO CON GÂY BĂN KHOĂN, LO LẮNG TRONG DƯ LUẬN

* Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 24, chiều 12/7, UBTVQH xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030.

Báo cáo UBTVQH về quan điểm, mục tiêu xây dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ, việc xây dựng nhằm thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, thực hiện theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có trọng tâm, trọng điểm và cách làm phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả...

Xem nội dung chi tiết tại đây:

* Tại Hội nghị AIPA Caucus 14, Quốc hội Việt Nam đã đưa ra sáng kiến và lựa chọn chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ phục vụ tăng trưởng và phát triển bền vững”. Đây là nội dung được các đại biểu đánh giá cao, khẳng định nỗ lực của Quốc hội Việt Nam vì mục tiêu một ASEAN phát triển bền vững.

Sau hai ngày làm việc khẩn trương, trí tuệ, trên tinh thần đoàn kết xây dựng và tích cực, Hội nghị Nhóm Tư vấn Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA Caucus) lần thứ 14 đã thành công tốt đẹp.

Xem nội dung chi tiết tại đây: KHẲNG ĐỊNH NỖ LỰC CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM VÌ MỤC TIÊU MỘT ASEAN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

* Sáng 11/7, Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021 do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn Giám sát dẫn đầu đã làm việc với Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đơn vị quản lý vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Sau khi khảo sát tại hiện trường, Đoàn đã làm việc nhanh với ban lãnh đạo Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn. Tại buổi làm việc, nhiều đại biểu đặt câu hỏi liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu các đề tài khoa học trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng đổi mới; quỹ đổi phát triển khoa học công nghệ trong doanh nghiệp, việc trích lập quỹ và sử dụng quỹ hiệu quả ra sao?...

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG LÀM VIỆC VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN, QUẢNG NGÃI

* Năm 2023, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”. Nhiều chuyên gia, nhà khoa học đề xuất một số giải pháp trong việc chuyển dịch năng lượng được thay thế dần bằng các các dạng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo...

Thực hiện Kế hoạch số 355/KH-ĐGS ngày 28/10/2022 của Đoàn Giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021”, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đang cùng với các địa phương, đơn vị liên quan tiến hành giám sát tại một số địa phương. Một trong những nhiệm vụ của Đoàn Giám sát là tiếp nhận những ý kiến đóng góp, đề xuất của các chuyên gia, nhà khoa học đối với việc sửa đổi luật pháp, chính sách liên quan đến lĩnh vực năng lượng.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ TẠI VIỆT NAM

* Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh đã có Phiếu chất vấn bằng văn bản đối với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ có giải pháp, phương án đề xuất cụ thể để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đường thủy nội địa và hàng hải, đem đến giải pháp đột phá từ giao thông đường thủy nội địa…

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN THỊ LỆ: PHÁT HUY TỐI ĐA TIỀM NĂNG, LỢI THẾ CỦA ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ HÀNG HẢI

* Nhấn mạnh văn hóa các dân tộc thiểu số đã tạo nên sự đa dạng, đoàn kết và tự hào dân tộc, tạo nên tính độc đáo, đặc trưng cho văn hóa Việt Nam, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã đưa ra nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa của từng dân tộc trong thời gian tới.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA TỪNG DÂN TỘC

* Ngày 11/7, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Lắk do Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk Lê Thị Thanh Xuân dẫn đầu đã trao tặng hai căn nhà tình nghĩa cho các hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Krông Ana và huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk.

Tại buổi lễ bàn giao nhà tình nghĩa, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk Lê Thị Thanh Xuân mong muốn các hộ gia đình sẽ quản lý, sử dụng tốt ngôi nhà để có thêm động lực, tiếp tục vươn lên trong cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, phấn đấu thoát nghèo.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH ĐẮK LẮK TRAO TẶNG NHÀ TÌNH NGHĨA CHO CÁC HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN

Thế Hà

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=77889