QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 22/3/2024
'Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì Phiên họp thứ ba Ban Chỉ đạo lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì Phiên họp thứ chín Hội đồng Khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì cuộc làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội với Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 43; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Đoàn Ủy ban Cải cách Giáo dục của Quốc hội Philippines;...' là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày 22/3/2024.
Xem nội dung chi tiết tại đây: KẾT LUẬN CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ DỰ THẢO LUẬT THỦ ĐÔ (SỬA ĐỔI)
* Sáng 22/3, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Phiên họp thứ ba Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Ủy viên Trung ương Đảng, Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự và phát biểu chỉ đạo Phiên họp.
Phát biểu mở đầu Phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, thực hiện nhiệm vụ lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, với tinh thần khẩn trương, nỗ lực cao, đến nay, hầu hết các công việc trong giai đoạn lập đề nghị xây dựng Luật đã được Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập đã tích cực, chủ động tổ chức triển khai thực hiện và hoàn thành, cơ bản đảm bảo chất lượng, tiến độ.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHIÊN HỌP THỨ BA BAN CHỈ ĐẠO LẬP ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
* Phát biểu chỉ đạo Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh cần bám vào mục đích, yêu cầu xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và quan điểm chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phải đáp ứng yêu cầu đổi mới của hoạt động giám sát.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP THỨ BA BAN CHỈ ĐẠO LẬP ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HĐND
* Sáng 22/3, tại Nhà Quốc hội, Hội đồng Khoa học thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên họp thứ chín cho ý kiến về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên và danh mục nhiệm vụ khoa học năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định – Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển – Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy đồng chủ trì phiên họp.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Luật Tư pháp vị thành niên là luật lần đầu được xây dựng nhằm bảo vệ trẻ em, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về trẻ em trên phương diện hành chính, tư pháp, hình sự. Thời gian tới, Dự thảo Luật này sẽ được Tòa án Nhân dân tối cao sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Trên cơ sở Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 07. Nội dung thứ hai, Hội đồng Khoa học sẽ thông qua Danh mục nhiệm vụ nghiên cứu khoa học năm 2025.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN KHẮC ĐỊNH CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP THỨ CHÍN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
* Tại phiên họp, cho ý kiến về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, các đại biểu tán thành với đa số nội dung trong Tờ trình và các quy định trong Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Đồng thời, quan tâm góp ý về: Nội dung hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên; Các nguyên tắc cơ bản trong xử lý vụ án liên quan đến người chưa thành niên (là người phạm tội và người bị hại); thủ tục tố tụng thân thiện đối với người chưa thành niên; Những hạn chế, bất cập của chế định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật Hình sự hiện hành và hướng hoàn thiện quy định về hình phạt trong Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên;…
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHIÊN HỌP THỨ CHÍN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO LUẬT TƯ PHÁP NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC NĂM 2025
* Sáng 22/3, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội làm việc với Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trưởng Đoàn Giám sát chủ trì cuộc làm việc.
Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, thời gian qua, Đoàn Giám sát đã giám sát trực tiếp tại 10 tỉnh, thành phố thuộc ba miền Bắc, Trung, Nam, làm việc với 12 bộ, ngành, cơ quan. Tại phiên họp này, Đoàn giám sát làm việc với Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan có liên quan để nghe báo cáo tổng hợp của Chính phủ về các nội dung giám sát...
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI CHỦ TRÌ CUỘC LÀM VIỆC ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VỚI CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 43
* Tham gia thảo luận, các thành viên Đoàn giám sát đánh giá, việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô cũng như hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch. Một nguồn lực lớn của Chương trình phục hồi và nguồn ngân sách nhà nước đã dành để đầu tư các dự án quan trọng, cấp thiết, có ý nghĩa lớn về phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đầu tư cho lĩnh vực giao thông.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 43 VÀ CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ MỘT SỐ DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA
* Chiều 22/3 tại Nhà Quốc hội, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã có cuộc tiếp Đoàn Ủy ban Cải cách Giáo dục của Quốc hội Philippines lần thứ hai (EDCOM 2) do Thượng nghị sĩ Sherwin T. Gatchalian, Đồng Chủ tịch EDCOM 2, Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục Cơ bản của Thượng viện Philippines làm Trưởng đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Vui mừng chào đón Thượng nghị sĩ Sherwin T. Gatchalian và Đoàn Ủy ban Cải cách Giáo dục của Quốc hội Philippines thăm và làm việc tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết vẫn giữ những ấn tượng tốt đẹp về sự đón tiếp trọng thị và thân tình mà Ngài Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện Philippines và các nghị sỹ Philippines đã dành cho Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 31 Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF-31, tháng 11/2023).
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI TIẾP ĐOÀN ỦY BAN CẢI CÁCH GIÁO DỤC QUỐC HỘI PHILIPPINES
* Sáng ngày 22/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh tiếp và làm việc với Đoàn Ủy ban Cải cách Giáo dục của Quốc hội Philippines lần thứ hai (EDCOM 2) do Thượng nghị sĩ Sherwin T. Gatchalian, Đồng chủ tịch EDCOM 2, Chủ tịch Ủy ban Thượng viện về Giáo dục cơ bản làm Trưởng đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Bày tỏ vui mừng đón tiếp Đoàn công tác của Ủy ban Cải cách Giáo dục của Quốc hội Philippines lần thứ hai đến làm việc tại Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, cuộc tiếp và làm việc hôm nay sẽ là cơ hội tốt để hai bên trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhất là việc tiếp cận, công bằng và cơ hội trong giáo dục; chính sách thu hút và hỗ trợ giáo viên giỏi và sử dụng chiến lược các công cụ đánh giá chất lượng giáo dục...
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ NHIỆM ỦY BAN VĂN HÓA, GIÁO DỤC NGUYỄN ĐẮC VINH TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN ỦY BAN CẢI CÁCH GIÁO DỤC CỦA QUỐC HỘI PHILIPPINES
* Chiều ngày 22/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio. Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại vui mừng nhận thấy, quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Nhật Bản thời gian qua không ngừng được tăng cường, đóng góp quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ, thực chất của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Chào mừng Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đến thăm, làm việc tại Nhà Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà vui mừng nhận thấy, quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Nhật Bản thời gian qua không ngừng được tăng cường, đóng góp quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ, thực chất của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, đặc biệt trong năm 2023 vừa qua, hai nước đã kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và cũng là dấu mốc nâng cấp quan hệ hai nước lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI VŨ HẢI HÀ TIẾP ĐẠI SỨ NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM
* Tại phiên họp thứ 31 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành hoạt động chất vấn với hai nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính và ngoại giao với trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Theo TS. Bùi Ngọc Thanh, nhìn một cách tổng thể, kết quả hoạt động chất vấn lần này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy rõ nét tinh thần "tiếp tục đổi mới và nâng tầm chất lượng".
Xem nội dung chi tiết tại đây: GÓC NHÌN: HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI - ĐỔI MỚI VÀ CHẤT LƯỢNG
* Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 đại diện lãnh đạo các Bộ ngành từ góc độ của cơ quan có trách nhiệm giải trình đều cho rằng để nâng cao hiệu quả hoạt động giải trình tại phiên họp của các cơ quan của Quốc hội cần chú trọng lựa chọn vấn đề yêu cầu giải trình bám sát thực tiễn, những vấn đề nóng, bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội, mang tính thời sự, cấp bách, đồng thời yêu cầu đối tượng thực hiện giải trình báo cáo, làm rõ và đề xuất các giải pháp khắc phục, lộ trình thực hiện.
Xem nội dung chi tiết tại đây: TẬN DỤNG CƠ HỘI ĐƯỢC GIẢI TRÌNH ĐỂ LÀM RÕ NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH, THỜI SỰ
* Tại cuộc làm việc với Đoàn Giám sát của Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” diễn ra mới đây, Bộ NN&PTNT đã làm rõ một số nội dung mà Đoàn Giám sát của Quốc hội nêu về một số dự án...
Xem nội dung chi tiết tại đây: TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT 43/2022/QH15: BỘ NN&PTNT LÀM RÕ MỘT SỐ NỘI DUNG ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI NÊU
* Để hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung và hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong năm 2024 nói riêng được triển khai theo tinh thần đổi mới, hiệu quả và thiết thực hơn nữa, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội thực hiện hiệu quả kế hoạch hoạt động giải trình; xây dựng các báo cáo giải trình; tích cực phối hợp, cử cán bộ tham gia phục vụ và cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin theo yêu cầu.
Xem nội dung chi tiết tại đây: TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 969/NQ-UBTVQH15: KIẾN NGHỊ SỚM BAN HÀNH KẾ HOẠCH VÀ YÊU CẦU CHI TIẾT VỀ PHẠM VI ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ĐƯỢC GIẢI TRÌNH
* Vừa qua, tại Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Phòng không nhân dân” do Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức, các chuyên gia đã góp ý toàn diện vào nhiều nội dung trọng tâm của dự thảo luật, trong đó, lưu ý tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về trọng điểm phòng không nhân dân; hoạt động phòng không nhân dân; quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ… đảm bảo tính đồng bộ, khả thi.
Xem nội dung chi tiết tại đây: RÀ SOÁT, HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH TẠI DỰ THẢO LUẬT PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN ĐẢM BẢO TÍNH ĐỒNG BỘ, KHẢ THI
Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=85562