Quốc phòng Ukraine: Từ đỉnh cao đến suy kiệt, thê thảm chưa từng có

Ukraine là quốc gia kế thừa nhiều phương tiện và kỹ thuật quân sự từ Liên bang Xô Viết lớn thứ hai chỉ sau Nga. Quốc gia này đã từng là nước có sức mạnh quân sự hàng đầu trên thế giới, tuy nhiên cho đến nay thì thê thảm hơn bao giờ hết.

Cộng hòa Ukraine thành lập vào tháng 12/1991 sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết hùng mạnh. Quốc gia này được chia nhiều loại vũ khí, khí tài cũng như công nghệ quân sự của Liên Xô nhiều thứ hai trong tất cả các nước thuộc khối Liên bang cũ, chỉ đứng sau Nga. Có thể nói rằng, với khối vũ khí khổng lồ tiếp nhận được sau khi lập quốc, Ukraine có một quân đội mạnh mẽ hàng đầu trên thế giới, thậm chí vượt xa cả các cường quốc quân sự lúc đó như Trung Quốc, Nhật Bản và các nước thuộc Tây Âu,… Ảnh: Lính dù thuộc quân đội Ukraine.

Cộng hòa Ukraine thành lập vào tháng 12/1991 sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết hùng mạnh. Quốc gia này được chia nhiều loại vũ khí, khí tài cũng như công nghệ quân sự của Liên Xô nhiều thứ hai trong tất cả các nước thuộc khối Liên bang cũ, chỉ đứng sau Nga. Có thể nói rằng, với khối vũ khí khổng lồ tiếp nhận được sau khi lập quốc, Ukraine có một quân đội mạnh mẽ hàng đầu trên thế giới, thậm chí vượt xa cả các cường quốc quân sự lúc đó như Trung Quốc, Nhật Bản và các nước thuộc Tây Âu,… Ảnh: Lính dù thuộc quân đội Ukraine.

Ở thời điểm sau khi thành lập, Quân đội Ukraine sở hữu đến 176 tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân bao gồm 130 tên lửa loại SS-19 và 24 tên lửa loại SS-24 cùng với là hơn 1.000 đầu đạn hạt nhân. Tại lúc đó, Ukraine là cường quốc hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga, vượt cả Trung Quốc về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, do sức ép đến từ các nước Phương Tây và Nga, Ukraine đã quyết định tiêu hủy và chuyển giao vũ khí hạt nhân lại cho Nga. Tính đến năm 1994, Ukraine đã hoàn toàn phi hạt nhân. Ảnh: Sĩ quan Ukraine đứng cạnh các container chứ tên lửa đạn đạo liên lục địa của mình.

Ở thời điểm sau khi thành lập, Quân đội Ukraine sở hữu đến 176 tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân bao gồm 130 tên lửa loại SS-19 và 24 tên lửa loại SS-24 cùng với là hơn 1.000 đầu đạn hạt nhân. Tại lúc đó, Ukraine là cường quốc hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga, vượt cả Trung Quốc về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, do sức ép đến từ các nước Phương Tây và Nga, Ukraine đã quyết định tiêu hủy và chuyển giao vũ khí hạt nhân lại cho Nga. Tính đến năm 1994, Ukraine đã hoàn toàn phi hạt nhân. Ảnh: Sĩ quan Ukraine đứng cạnh các container chứ tên lửa đạn đạo liên lục địa của mình.

Ukraine là nơi đặt nhiều nhà máy công nghiệp nặng dưới thời Liên Xô do đó sau khi thành lập, quốc gia này thừa hưởng rất nhiều kỹ thuật vô cùng tiên tiến, đặc biệt phải kể đến công nghiệp đóng tàu. Riêng nhà máy đóng tàu đặt tại Biển Đen của Ukraine trong giữa những năm 1985 đã cùng lúc đóng cả hai chiếc tàu sân bay là Đô đốc Kuznetsov và Varyag. Tuy nhiên sau đó chỉ duy nhất chiếc Đô đốc Kuznetsov kịp đưa vào biên chế, chiếc Varyag chỉ mới hoàn thiện được khoảng 60% thì đã phải bỏ dở do sự sụp đổ của Liên bang, Ukraine cũng không có khả năng tiếp tục hoàn thành công việc. Ảnh: Hai chiếc tàu sân bay Kuznetsov và Varyag cùng được nhà máy đóng tàu ở Ukraine thi công chế tạo.

Ukraine là nơi đặt nhiều nhà máy công nghiệp nặng dưới thời Liên Xô do đó sau khi thành lập, quốc gia này thừa hưởng rất nhiều kỹ thuật vô cùng tiên tiến, đặc biệt phải kể đến công nghiệp đóng tàu. Riêng nhà máy đóng tàu đặt tại Biển Đen của Ukraine trong giữa những năm 1985 đã cùng lúc đóng cả hai chiếc tàu sân bay là Đô đốc Kuznetsov và Varyag. Tuy nhiên sau đó chỉ duy nhất chiếc Đô đốc Kuznetsov kịp đưa vào biên chế, chiếc Varyag chỉ mới hoàn thiện được khoảng 60% thì đã phải bỏ dở do sự sụp đổ của Liên bang, Ukraine cũng không có khả năng tiếp tục hoàn thành công việc. Ảnh: Hai chiếc tàu sân bay Kuznetsov và Varyag cùng được nhà máy đóng tàu ở Ukraine thi công chế tạo.

Vì tiềm lực kinh tế hạn chế mà lại được tiếp nhận một kho vũ khí khổng lồ của Liên Xô dẫn đến việc Ukraine không thể đủ kinh phí để duy trì chứ đừng nói là tiếp tục hoàn thiện. Chiếc tàu sân bay Varyag đã không thể nào hoàn thành và người Trung Quốc đã nhanh chóng chớp thời cơ, mua lại ngay con tàu này để đưa về nước làm nốt phần việc còn lại. Con tàu sau này đã trở thành chiếc Liêu Ninh - CV 16 nổi tiếng, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Chiếc Varyag trên đường về Trung Quốc hồi những năm 2000.

Vì tiềm lực kinh tế hạn chế mà lại được tiếp nhận một kho vũ khí khổng lồ của Liên Xô dẫn đến việc Ukraine không thể đủ kinh phí để duy trì chứ đừng nói là tiếp tục hoàn thiện. Chiếc tàu sân bay Varyag đã không thể nào hoàn thành và người Trung Quốc đã nhanh chóng chớp thời cơ, mua lại ngay con tàu này để đưa về nước làm nốt phần việc còn lại. Con tàu sau này đã trở thành chiếc Liêu Ninh - CV 16 nổi tiếng, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Chiếc Varyag trên đường về Trung Quốc hồi những năm 2000.

Thê thảm nhất là hiện nay, nền công nghiệp quốc phòng đã từng có thể đóng những con tàu chiến hàng chục ngàn tấn thì giờ chỉ còn có thể đóng mới những chiếc tàu “muỗi” có lượng giãn nước chỉ vài chục cho đến một, hai trăm tấn, hoàn toàn không có khả năng đóng các chiến hạm cỡ lớn. Khả năng tác chiến hiện giờ hoàn toàn phải dựa vào những chiếc tàu pháo tuần tra Gyurza-M nhỏ bé, thậm chí nó chỉ được xếp vào dạng xuồng tuần tra ven biển. Ảnh: Tàu tuần tra Gyurza-M của hải quân Ukraine.

Thê thảm nhất là hiện nay, nền công nghiệp quốc phòng đã từng có thể đóng những con tàu chiến hàng chục ngàn tấn thì giờ chỉ còn có thể đóng mới những chiếc tàu “muỗi” có lượng giãn nước chỉ vài chục cho đến một, hai trăm tấn, hoàn toàn không có khả năng đóng các chiến hạm cỡ lớn. Khả năng tác chiến hiện giờ hoàn toàn phải dựa vào những chiếc tàu pháo tuần tra Gyurza-M nhỏ bé, thậm chí nó chỉ được xếp vào dạng xuồng tuần tra ven biển. Ảnh: Tàu tuần tra Gyurza-M của hải quân Ukraine.

Khủng nhất bên cạnh dàn tên lửa đạn đạo liên lục địa của Ukraine chính là dàn oanh tạc cơ hùng mạnh thừa kế từ Liên Xô. Họ từng có trong tay 43 chiếc oanh tạc cơ chiến lược gồm 23 Tu-95 và 20 Tu-160, 241 máy bay ném bom chiến thuật gồm 90 Tu-16, 70 Tu-22 và 81 Tu-22M. Tu-160 là một trong những loại máy bay ném bom khủng nhất thời điểm bấy giờ và do không đủ kinh phí duy trì, Ukraine đã dự định bán chúng cho Trung Quốc. Dẫu vậy, cuối cùng người Mỹ đã can thiệp kịp thời và Ukraine phải phá hủy toàn bộ số chúng, hiện nay, Không quân Ukraine không còn khả năng vận hành oanh tạc cơ nào nữa. Ảnh: Máy bay ném bom Tu-160 của Không quân Ukraine.

Khủng nhất bên cạnh dàn tên lửa đạn đạo liên lục địa của Ukraine chính là dàn oanh tạc cơ hùng mạnh thừa kế từ Liên Xô. Họ từng có trong tay 43 chiếc oanh tạc cơ chiến lược gồm 23 Tu-95 và 20 Tu-160, 241 máy bay ném bom chiến thuật gồm 90 Tu-16, 70 Tu-22 và 81 Tu-22M. Tu-160 là một trong những loại máy bay ném bom khủng nhất thời điểm bấy giờ và do không đủ kinh phí duy trì, Ukraine đã dự định bán chúng cho Trung Quốc. Dẫu vậy, cuối cùng người Mỹ đã can thiệp kịp thời và Ukraine phải phá hủy toàn bộ số chúng, hiện nay, Không quân Ukraine không còn khả năng vận hành oanh tạc cơ nào nữa. Ảnh: Máy bay ném bom Tu-160 của Không quân Ukraine.

Đáng kể có lẽ là lực lượng Tăng của lục quân Ukraine. Với số lượng khổng lồ xe tăng mà Liên Xô sở hữu thì Ukraine cũng được chia phần một kho đồ sộ đủ chủng loại xe tăng từ T-54/55, T-62, T-64 cho đến T-72, T-80 hiện đại. Điều này khiến cho lục quân Ukraine có một sức mạnh không thể xem thường, mạnh mẽ hơn bất kỳ một lực lượng mặt đất nào của khối Tây Âu. Ảnh: Lực lượng xe tăng đồ sộ của quân đội Ukraine.

Đáng kể có lẽ là lực lượng Tăng của lục quân Ukraine. Với số lượng khổng lồ xe tăng mà Liên Xô sở hữu thì Ukraine cũng được chia phần một kho đồ sộ đủ chủng loại xe tăng từ T-54/55, T-62, T-64 cho đến T-72, T-80 hiện đại. Điều này khiến cho lục quân Ukraine có một sức mạnh không thể xem thường, mạnh mẽ hơn bất kỳ một lực lượng mặt đất nào của khối Tây Âu. Ảnh: Lực lượng xe tăng đồ sộ của quân đội Ukraine.

Dẫu vậy, chịu không số phận với những lực lượng khác, nền kinh tế yếu kém và nhỏ bé không cho phép Ukraine có thể duy trì một số lượng lớn xe tăng như vậy, khiến cho phần lớn chúng phải nằm lại trong các kho bãi, bất kể mưa nắng chỉ để chờ được tái trang bị nếu được quân đội yêu cầu. Thiếu tiền, Ukraine cũng đã lần đầu tiên xuất khẩu các xe tăng “Quốc bảo” T-64 của Liên Xô cho Congo, loại xe tăng vốn không được phép lăn bánh bên ngoài lãnh thổ Liên Xô. Ảnh: Bãi xe tăng khổng lồ ngoài trời của Ukraine.

Dẫu vậy, chịu không số phận với những lực lượng khác, nền kinh tế yếu kém và nhỏ bé không cho phép Ukraine có thể duy trì một số lượng lớn xe tăng như vậy, khiến cho phần lớn chúng phải nằm lại trong các kho bãi, bất kể mưa nắng chỉ để chờ được tái trang bị nếu được quân đội yêu cầu. Thiếu tiền, Ukraine cũng đã lần đầu tiên xuất khẩu các xe tăng “Quốc bảo” T-64 của Liên Xô cho Congo, loại xe tăng vốn không được phép lăn bánh bên ngoài lãnh thổ Liên Xô. Ảnh: Bãi xe tăng khổng lồ ngoài trời của Ukraine.

Ukraine vẫn cố gắng để phát triển cho mình một mẫu xe tăng hiện đại riêng, và kết quả là chiếc T-84 Oplot ra đời. Nó được quảng cáo là có khả năng vượt trội xe với xe tăng T-90A nổi tiếng do Nga chế tạo. Thái Lan là quốc gia đầu tiên đặt hàng dòng xe này tuy nhiên sự chậm trễ của người Ukraine đã khiến Thái Lan không đủ kiên nhẫn, chuyển sang mua dòng xe VT-4 của Trung Quốc. Người Thái cũng nói rằng những chiếc xe T-84 Oplot không thực sự hiệu quả và thậm chí là bị nứt phần giáp chính khiến người ta đặt ra một nghi vấn rất lớn về khả năng chế tạo vũ khí của Ukraine. Ảnh: Xe tăng T-84 Oplot của Ukraine.

Ukraine vẫn cố gắng để phát triển cho mình một mẫu xe tăng hiện đại riêng, và kết quả là chiếc T-84 Oplot ra đời. Nó được quảng cáo là có khả năng vượt trội xe với xe tăng T-90A nổi tiếng do Nga chế tạo. Thái Lan là quốc gia đầu tiên đặt hàng dòng xe này tuy nhiên sự chậm trễ của người Ukraine đã khiến Thái Lan không đủ kiên nhẫn, chuyển sang mua dòng xe VT-4 của Trung Quốc. Người Thái cũng nói rằng những chiếc xe T-84 Oplot không thực sự hiệu quả và thậm chí là bị nứt phần giáp chính khiến người ta đặt ra một nghi vấn rất lớn về khả năng chế tạo vũ khí của Ukraine. Ảnh: Xe tăng T-84 Oplot của Ukraine.

Kể từ sau phong trào Maidan 2014 cho đến nay, Ukraine đã mất đi phần lãnh thổ Bán đảo Crimea quan trọng cùng với đó là cuộc nội chiến ở miền Đông nước này dẫn đến tình trạng quân đội ngày càng thêm phần tồi tệ. Một lượng lớn xe tăng - thiết giáp bị tổn thất nặng nề qua cuộc chiến, các ngành đóng tàu quan trọng đều nằm ở Crime cả thì đã về tay Nga khiến Ukraine hiện nay vô cùng khốn đốn, thê thảm. Ảnh: Binh sĩ quân Ukraine đang ngồi trên một chiếc thiết giáp BMP-1 tại miền Đông nước này.

Kể từ sau phong trào Maidan 2014 cho đến nay, Ukraine đã mất đi phần lãnh thổ Bán đảo Crimea quan trọng cùng với đó là cuộc nội chiến ở miền Đông nước này dẫn đến tình trạng quân đội ngày càng thêm phần tồi tệ. Một lượng lớn xe tăng - thiết giáp bị tổn thất nặng nề qua cuộc chiến, các ngành đóng tàu quan trọng đều nằm ở Crime cả thì đã về tay Nga khiến Ukraine hiện nay vô cùng khốn đốn, thê thảm. Ảnh: Binh sĩ quân Ukraine đang ngồi trên một chiếc thiết giáp BMP-1 tại miền Đông nước này.

Có thể nói rằng, Ukraine từ một nước có quân đội mạnh hàng đầu trên thế giới, thừa hưởng những gì tinh hoa nhất của nền quốc phòng Liên Xô thì nay, sau gần 30 năm phát triển, họ đã trở về một thực trạng không thể nào thê thảm hơn. Cả hải - lục - không quân đều vô cùng bi đát, sụt giảm nặng nề cả về số lẫn lượng. Đây cũng là một phần bởi nền kinh tế phát triển quá yếu kém và định hướng thiếu chiều sâu của giới lãnh đạo. Ảnh: Xe tăng T-64 Bulat của Ukraine duyệt binh.

Có thể nói rằng, Ukraine từ một nước có quân đội mạnh hàng đầu trên thế giới, thừa hưởng những gì tinh hoa nhất của nền quốc phòng Liên Xô thì nay, sau gần 30 năm phát triển, họ đã trở về một thực trạng không thể nào thê thảm hơn. Cả hải - lục - không quân đều vô cùng bi đát, sụt giảm nặng nề cả về số lẫn lượng. Đây cũng là một phần bởi nền kinh tế phát triển quá yếu kém và định hướng thiếu chiều sâu của giới lãnh đạo. Ảnh: Xe tăng T-64 Bulat của Ukraine duyệt binh.

Video Ukraine phô trương sức mạnh quân sự trong ngày độc lập - Nguồn: Reuters

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/quoc-phong-ukraine-tu-dinh-cao-den-suy-kiet-the-tham-chua-tung-co-1458873.html