Quyền lực mềm của Mỹ yếu dần sau sự kiện Syria
'Sự công nhận của các nước Trung Đông với chính quyền Syria của ông Bashar al-Assad là minh chứng cho thấy quyền lực của Mỹ đang suy yếu'.
Nhà báo điều tra độc lập Christopher Helali trong một phân tích mới nhất đã đánh giá các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã ngày càng chứng tỏ quyền lực mềm của Mỹ đang dần bị suy yếu ở Trung Đông.
Ông cho rằng, việc Damascus trở lại với Liên đoàn Arabia (LAS) sau 11 năm bị bỏ rơi cho thấy sự thất bại của học thuyết thay đổi chế độ mà Mỹ đã xây dựng suốt nhiều năm qua.
Cộng hòa Ả Rập Syria do Tổng thống Bashar al-Assad đã chính thức được trở lại LAS sau khi bị trục xuất vào năm 2012. Quyết định khi đó đã phản đối chính quyền Syria chống lại các phiến quân tôn giáo, giáo phái được các cường quốc phương Tây và một số chế độ quân chủ vùng Vịnh hậu thuẫn.
Tình hình có những bước ngoặt mạnh mẽ khi Nga hỗ trợ Syria chống khủng bố cùng các lực lượng tình nguyện viên ở Iraq, và Hezbollah của Lebanon và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.
Trong tuyên bố chào đón sự quay trở lại của Syria ở LAS, tất cả các bên đồng ý cải thiện hợp tác chống khủng bố và cam kết “hỗ trợ Syria và các thể chế của nước này thiết lập quyền kiểm soát đối với toàn bộ lãnh thổ của mình và áp đặt pháp quyền.”
Sự chào đón trở lại LAS của Damascus và Tổng thống Bashar al-Assad cho thấy các nước ở Trung Đông "không còn mong muốn thay đổi chế độ" hoặc ủng hộ những nhóm phiến quân được tài trợ và vũ trang bởi "người Mỹ, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và có thể là Qatar và Jordan", theo lời ông Helali.
Ý nghĩa của việc nước cộng hòa Syria được trở lại LAS cũng là sự thừa nhận khéo léo rằng, kế hoạch do Mỹ lãnh đạo nhằm lật đổ chính phủ Syria đã thất bại với những hậu quả tai hại cho các nước láng giềng: vấn đề người tị nạn.
"Những gì LAS buộc phải thừa nhận là họ đã cố gắng, nhưng kết cục là thất bại. Tổng thống Assad cần ở lại liên đoàn và họ phải tìm cách bình thường hóa quan hệ với Syria bởi các vấn đề người tị nạn trong khu vực. Phải có một số giải pháp chính trị cho cuộc xung đột này để mọi người có thể trở về nhà. Thổ Nhĩ Kỳ có 5 triệu người tị nạn Syria và mọi người đều muốn có một giải pháp cho vấn đề này" - nhà báo Helali nhận xét.
Ông Christopher Helali cho rằng việc Syria được quay trở lại liên đoàn LAS cũng là những nỗ lực tác động ngoại giao từ các nước như Nga và Trung Quốc trong những mối quan hệ địa chính trị sâu sắc và bao quát hơn.
Trong những diễn biến mới nhất, Syria và Saudi Arabia đã thống nhất mở lại Đại sứ quán của nhau, chính thức nối lại quan hệ ngoại giao sau gần 10 năm cắt đứt quan hệ.
Bộ Ngoại giao Syria đã xác nhận quyết định này trong một tuyên bố hôm 10/5, nói rằng chính sách ngoại giao mới sẽ tăng cường “mối quan hệ song phương giữa các nước Arabia để phục vụ hành động chung của Arabia”.
Bộ Ngoại giao Arabia Saudi đã đưa ra một thông báo tương tự vào cùng ngày, nhấn mạnh “mối quan hệ anh em đoàn kết các dân tộc của Vương quốc Arabia Saudi và Cộng hòa Arabia Syria". Mặc dù cả hai quốc gia đều không xác định khi nào họ sẽ mở lại các đại sứ quán nhưng Saudi Arabia khẳng định thêm rằng, động thái này sẽ “tăng cường an ninh và ổn định trong khu vực”.
Đầu tháng 5, Syria cũng đón Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tới thăm 2 ngày, đánh dấu chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đầu tiên của Iran kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra ở Syria vào năm 2011.
Chuyến thăm đã khẳng định một cách mạnh mẽ sự ủng hộ của Tehran đối với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad cũng như việc đưa nước này trở lại khối địa chính trị tại Trung Đông trong tương lai.