Rà soát quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý rà soát, sửa đổi Nghị định số 42/2020/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm (HHNH), vận chuyển HHNH bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển HHNH trên đường thủy nội địa. Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện việc rà soát, sửa đổi Nghị định nêu trên theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý rà soát, sửa đổi Nghị định số 42/2020/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm (HHNH), vận chuyển HHNH bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển HHNH trên đường thủy nội địa. Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện việc rà soát, sửa đổi Nghị định nêu trên theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ngày 8-4-2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2020/NĐ-CP về việc quy định Danh mục HHNH, vận chuyển HHNH bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển HHNH trên đường thủy nội địa. Theo Nghị định, tùy theo tính chất hóa, lý, HHNH được phân thành chín loại và nhóm loại. Khi vận chuyển HHNH bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các loại chất dễ cháy, nổ đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100 m trở lên. Ngoài ra, người (tham gia giao thông hoặc hành khách) và phương tiện đang thực hiện vận chuyển các loại hàng hóa này cũng không được đồng thời vận chuyển trên cùng một chuyến phà…
Hơn 70% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động
Ngày 4-3, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam công bố báo cáo nghiên cứu “Giới và thị trường lao động ở Việt Nam: Phân tích dựa trên số liệu điều tra lao động - việc làm”. Báo cáo cho thấy, hơn 70% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động, tỷ lệ này ở cấp độ toàn cầu là 47,2% và tỷ lệ trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 43,9%.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không nên nhầm lẫn việc phụ nữ Việt Nam tham gia tích cực vào lực lượng lao động là chỉ báo cho thấy nữ giới được hưởng cơ hội bình đẳng. Theo ILO, trước đại dịch Covid-19, tại Việt Nam, cả phụ nữ và nam giới đều tiếp cận việc làm khá dễ dàng, nhưng chất lượng việc làm của phụ nữ thấp hơn. Lao động nữ chiếm phần lớn trong những việc làm dễ bị tổn thương, nhất là công việc gia đình; thu nhập thấp hơn của nam giới (tiền lương tháng thấp hơn 13,7% trong năm 2019) mặc dù thời giờ làm việc là tương đương và chênh lệch giới về trình độ học vấn đã thu hẹp đáng kể. Tỷ lệ phụ nữ đảm nhận các vị trí ra quyết định còn quá thấp…
Mặc dù ở cấp độ chính sách, Bộ luật Lao động năm 2019 đã mở ra cơ hội để thu hẹp khoảng cách giới, như thu hẹp khoảng cách trong độ tuổi nghỉ hưu hay xóa bỏ việc hạn chế phụ nữ tham gia một số ngành nghề nhất định. Tuy nhiên, ILO cũng khuyến nghị, phụ nữ và nam giới cần thay đổi tư duy nhằm thay đổi hành vi kinh tế của họ, hướng tới đạt được bình đẳng giới trên thị trường lao động.
PV
Tặng quà nhân Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng
Nhân kỷ niệm 62 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) (3-3-1959 - 3-3-2021) và 32 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2021), Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế và Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại huyện A Lưới. Ban tổ chức khánh thành phòng học điểm Trường tiểu học Hồng Vân, tại thôn Ka Cú 1, xã Hồng Vân, với tổng kinh phí 620 triệu đồng, do Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh kêu gọi; khánh thành nhà “Đại đoàn kết” tặng gia đình ông Hồ Xuân Vội, tại thôn I-Reo, xã Hồng Thái, với tổng kinh phí gần 70 triệu đồng, trong đó Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Ủy ban MTTQ tỉnh hỗ trợ 40 triệu đồng; trao 100 suất quà tặng các hộ nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Quảng Nhâm (huyện A Lưới), mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng.