Rối não những bí ẩn chưa lời giải về tượng Nhân sư Ai Cập

Kể từ khi được con người khám phá, tượng Nhân sư Ai Cập đã để lại nhiều dấu ấn kèm theo những bí ẩn khó giải mã, khiến đau đầu nhiều thế hệ.

 Tượng Nhân sư Ai Cập khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho đền thờ vua Pharaoh Khafre trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nile của Ai Cập.

Tượng Nhân sư Ai Cập khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho đền thờ vua Pharaoh Khafre trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nile của Ai Cập.

Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m. Nhân sư được cho là do người Ai Cập cổ đại ở thời kỳ Cựu Vương quốc, dưới triều đại của Pharaon Khafra (2558-2532 TCN) xây dựng.

Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m. Nhân sư được cho là do người Ai Cập cổ đại ở thời kỳ Cựu Vương quốc, dưới triều đại của Pharaon Khafra (2558-2532 TCN) xây dựng.

Tuy nhiên vẫn có nhiều giả thuyết được đưa ra dựa trên khoa học, tôn giáo, thậm chí có giả thiết do người ngoài hành tinh xây dựng. Cho đến nay, vẫn không ai biết Tượng Nhân sư khổng lồ do ai xây dựng?

Tuy nhiên vẫn có nhiều giả thuyết được đưa ra dựa trên khoa học, tôn giáo, thậm chí có giả thiết do người ngoài hành tinh xây dựng. Cho đến nay, vẫn không ai biết Tượng Nhân sư khổng lồ do ai xây dựng?

Cho dù ai xây dựng tượng Nhân sư khổng lồ thì cái tên nhân sư vẫn là một “bí ẩn đầy bí mật”.

Cho dù ai xây dựng tượng Nhân sư khổng lồ thì cái tên nhân sư vẫn là một “bí ẩn đầy bí mật”.

Trước tiên, do không có bất kỳ chữ khắc nào trên đó nên không ai rõ tên thật và mục đích đích thực của nó là gì.

Trước tiên, do không có bất kỳ chữ khắc nào trên đó nên không ai rõ tên thật và mục đích đích thực của nó là gì.

 Bức tượng vĩ đại chỉ được mang tên gọi nhân sư (sphinx) cho đến hơn 2.000 năm sau khi ra đời; điều này được phần đông học giả chấp nhận, nhưng vẫn chỉ là ý kiến tham khảo.

Bức tượng vĩ đại chỉ được mang tên gọi nhân sư (sphinx) cho đến hơn 2.000 năm sau khi ra đời; điều này được phần đông học giả chấp nhận, nhưng vẫn chỉ là ý kiến tham khảo.

Về kỹ nghệ chạm khắc tượng vẫn là chủ đề tranh luận. Nhiều giả thuyết được đưa ra, người thì nói là đẽo bằng búa và đục, cưa, hoặc thổi bằng nước.

Về kỹ nghệ chạm khắc tượng vẫn là chủ đề tranh luận. Nhiều giả thuyết được đưa ra, người thì nói là đẽo bằng búa và đục, cưa, hoặc thổi bằng nước.

Tuy vậy, các nhà Ai Cập học vẫn coi giả thuyết trên chỉ mang tính tham khảo, thiếu độ tin cậy khoa học, đặc biệt là mâu thuẫn với các nguyên lý thuộc khảo cổ và Ai Cập học.

Tuy vậy, các nhà Ai Cập học vẫn coi giả thuyết trên chỉ mang tính tham khảo, thiếu độ tin cậy khoa học, đặc biệt là mâu thuẫn với các nguyên lý thuộc khảo cổ và Ai Cập học.

Theo giới chuyên gia, ý nghĩa và việc sử dụng tượng Nhân sư đã và đang thay đổi. Ở Ai Cập cổ đại, sư tử là biểu tượng của mặt trời, do đó người ta tin rằng bức tượng đã được sử dụng để thờ mặt trời hơn 2.500 năm TCN. Một ngàn năm sau, bức tượng lại dùng để thờ vị thần mặt trời khác có tên Harmachis được xây dựng gần đó bởi pharaoh Amenhotep II.

Theo giới chuyên gia, ý nghĩa và việc sử dụng tượng Nhân sư đã và đang thay đổi. Ở Ai Cập cổ đại, sư tử là biểu tượng của mặt trời, do đó người ta tin rằng bức tượng đã được sử dụng để thờ mặt trời hơn 2.500 năm TCN. Một ngàn năm sau, bức tượng lại dùng để thờ vị thần mặt trời khác có tên Harmachis được xây dựng gần đó bởi pharaoh Amenhotep II.

Thực tế, bức tượng Nhân sư lại có nhiều ý nghĩa khác nhau khi thay đổi các chủ sở hữu. Người Canaanites, một dân tộc đa thần gồm nhiều bộ lạc khác nhau thường được nhắc đến trong Kinh Cựu Ước của người Do Thái và Kinh Kitô hữu hiện đại tin rằng Nhân sư đề cập đến vị thần Horon, một trong hai vị đấng thần linh nắm quyền lãnh đạo của người Do Thái.

Thực tế, bức tượng Nhân sư lại có nhiều ý nghĩa khác nhau khi thay đổi các chủ sở hữu. Người Canaanites, một dân tộc đa thần gồm nhiều bộ lạc khác nhau thường được nhắc đến trong Kinh Cựu Ước của người Do Thái và Kinh Kitô hữu hiện đại tin rằng Nhân sư đề cập đến vị thần Horon, một trong hai vị đấng thần linh nắm quyền lãnh đạo của người Do Thái.

Thực tế, bức tượng Nhân sư lại có nhiều ý nghĩa khác nhau khi thay đổi các chủ sở hữu. Cho đến nay, tượng Nhân sư Ai Cập được xây dựng với mục đích gì vẫn còn là một bí ẩn.

Thực tế, bức tượng Nhân sư lại có nhiều ý nghĩa khác nhau khi thay đổi các chủ sở hữu. Cho đến nay, tượng Nhân sư Ai Cập được xây dựng với mục đích gì vẫn còn là một bí ẩn.

Sự hiện diện của một bộ râu trên cằm của chiếc đầu đồ sộ của Nhân sư khiến nhiều người cho rằng đó là đầu của một người đàn ông. Nhưng bắt đầu từ những năm 1500 SCN và tiếp tục vào thế kỷ XIX, du khách thường mô tả là đầu của phụ nữ và thân trên được ghép với cơ thể của một con sư tử.

Sự hiện diện của một bộ râu trên cằm của chiếc đầu đồ sộ của Nhân sư khiến nhiều người cho rằng đó là đầu của một người đàn ông. Nhưng bắt đầu từ những năm 1500 SCN và tiếp tục vào thế kỷ XIX, du khách thường mô tả là đầu của phụ nữ và thân trên được ghép với cơ thể của một con sư tử.

Xem thêm video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm (Nguồn: VTV24).

Thiên Trang (th)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/roi-nao-nhung-bi-an-chua-loi-giai-ve-tuong-nhan-su-ai-cap-1762133.html