Romania muốn học Nga chuẩn hóa phương tiện chống tăng
Quân đội Nga có các loại xe bọc thép chuyên dụng được thiết kế để tiêu diệt xe tăng. Tuy nhiên trong tương lai, họ dự định sẽ thay thế bằng một sản phẩm mới dựa trên khung gầm Armata.
Theo Romania Military, kinh nghiệm tiêu chuẩn hóa này nên được chuyển giao cho quân đội Romania, có tính đến thực tế địa phương.
Hiện tại, "lá chắn chống tăng" cơ động của lực lượng mặt đất Nga được thể hiện bằng hệ thống "Hoa cúc-S" trên khung gầm BMP-3.
"Tuy nhiên, Nga đang tìm cách tiêu chuẩn hóa vũ khí của mình bằng cách phát triển một loại phương tiện chống tăng tự hành mới", ấn phẩm đề cập đến sản phẩm T-17 dựa trên khung gầm Armata.
"Quá nhiều chủng loại có thể gây hại cho quân đội về mặt hậu cần. Từ quan điểm này, Bộ Quốc phòng có rất nhiều điều để học hỏi từ người Nga. Hãy chuyển sang kỹ thuật đơn nhất, cơ giới hóa chung, bảo trì đơn giản", tờ Romania Military nói rõ.
Như đã giải thích, hiện tại lực lượng chống tăng cơ động của quân đội Romania đại diện là BRDM, được trang bị ATGM "Malyutka" và "Konkurs". Tuy nhiên những phương tiện này không còn phù hợp với kho vũ khí của quân đội.
"Người Romania chúng tôi phải sử dụng những gì có trong trang bị, đó là xe bọc thép hạng nhẹ 4x4 (Humvee hoặc Vamtac), được trang bị bệ phóng Spike LR", tác giả viết, chỉ ra rằng ý tưởng của ông có cả ưu điểm (tính di động cao của phương tiện mới) và nhược điểm (mức độ bảo vệ thấp), tuy nhiên ông tin rằng phương trình này vượt trội hơn nhu cầu tiêu chuẩn hóa.
Quân đội Romania, theo số liệu của IISS cho năm 2020, có 12 tổ hợp BRDM-29P122 với Malyutka-M ATGM, 74 tổ hợp BRDM-29P133 với Malyutka-P và 48 tổ hợp BRDM-29P148 với Konkurs (không tính vũ khí chống tăng như 218 hệ thống M-1977 và 23 khẩu Su-100 đang được cất giữ). Cùng lúc đó, ATGM Spike LR xách tay của Israel vừa được đề xuất lắp trên xe của Mỹ hoặc Tây Ban Nha.