Huyện Đạ Tẻh có khoảng 450 héc ta trồng Nếp Quýt, phân bổ chủ yếu ở xã An Nhơn và thị trấn Đạ Tẻh. Tất cả diện tích này đều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, có khoảng 5 héc ta sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Gạo Nếp Quýt Đạ Tẻh được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Công thương) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu từ ngày 15/11/2016.
Mỗi héc ta, năng suất Nếp Quýt đạt sản lượng khoảng 7 tấn. Hầu hết, sản phẩm của nông dân được tiêu thụ nhanh chóng ngay sau mùa vụ. Riêng sản phẩm hữu cơ, thương lái thu mua ngay tại đồng ruộng.
Nhờ cơ giới hóa, giờ đây nông dân đã giảm được nhiều sức lao động, năng suất cũng nhờ đó mà tăng cao hơn.
Nếp Quýt được người tiêu dùng ưa chuộng vì thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhất là đồ xôi, để cả ngày vẫn còn dẻo và thơm.
Nếp Quýt được người dân Đạ Tẻh ví như hạt ngọc, là đại sứ nông nghiệp của vùng đất này.
Ngay cả việc thu gom rơm cũng được nông dân cơ giới hóa. Mỗi ngày, chiếc máy có thể bó được khoảng 700 bó rơm.
Nguồn thu lợi từ rơm cũng giúp nông dân tăng thêm thu nhập.
Người nông dân vui tươi sau một vụ mùa bội thu.
Buổi chiều bình yên trên cánh đồng quê xã An Nhơn.
Nếp Quýt đã chính thức được xuất khẩu sang Mỹ, góp phần khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Nhờ có lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu, mỗi năm, nông dân xã An Nhơn có thể sản xuất được 3 vụ Nếp Quýt thu nhập bình quân 150 triệu/ha.
Huỳnh Phúc - Hiếu Nghĩa - Thái Bình