Rộng, dài nghĩa tình Hòa Bình - Hủa Phăn

Lễ khai giảng năm học mới của trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Hòa Bình (CĐKTCNHB) và Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Hòa Bình (CĐKTKTHB) diễn ra đặc biệt hơn so với những ngôi trường khác. Bởi dưới mái trường này, ngoài việc đào tạo nghề cho những sinh viên Việt Nam còn đào tạo nghề cho những người bạn đến từ xứ sở của đất nước Triệu Voi.

 Sinh viên Lào được giảng viên Khoa Tin học, trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Hòa Bình tận tình chỉ dạy. Điệu Lăm vông truyền thống trên xứ Mường Khi các cô gái Ou Phaengmeexay, Maimon Leuangbounmy, Dom Keomeeexai, Ty Phimmany, Maivieng Thongvanhse... duyên dáng trong trang phục dân tộc của nhân dân các bộ tộc Lào bước ra sân khấu với khúc nhạc điệu Lăm vông trong lễ khai giảng năm học 2021 - 2022 đã làm nhiều vị khách cũng như sinh viên năm nhất trường CĐKTKTHB ngạc nhiên, thích thú. Tuy nhiên, theo thầy giáo Nguyễn Văn Ba, Phó Hiệu trưởng nhà trường thì đây không phải là lần đầu tiên trên sân khấu nhà trường, điệu múa Lăm vông nổi tiếng của nhân dân các dân tộc Lào được biểu diễn. Thực hiện chương trình kết nghĩa, hợp tác, giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục giữa 2 tỉnh Hòa Bình - Hủa Phăn (Lào); thực hiện quyết định của UBND tỉnh về việc hỗ trợ, đào tạo sinh viên của tỉnh Hủa Phăn, cùng với trường CĐKTCNHB, nhà trường đang đào tạo các ngành nghề cho trên 10 sinh viên của tỉnh Hủa Phăn. Từ khi đón sinh viên Lào về học tập thì điệu Lăm vông luôn được biễu diễn trên sân khấu nhà trường mỗi khi có dịp. Nói về điều này, đồng chí Nguyễn Phùng Nam, Trưởng phòng Hành chính - tổ chức (trường CĐKTCNHB) chia sẻ thêm: Thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh giao, từ năm 2019 đến nay, nhà trường tiếp nhận và đào tạo 2 khóa với 20 sinh viên của tỉnh Hủa Phăn. Tại trường, các sinh viên Lào được đào tạo ở 2 chuyên ngành công nghệ ô tô và quản trị mạng máy tính hệ cao đẳng. Quá trình học tập, rèn luyện, các sinh viên Lào đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về sự thân thiện, đoàn kết, nỗ lực vượt khó. Đồng chí Vũ Thanh Hải, Trưởng khoa Tin học (trường CĐKTCNHB) cho biết: Khoa hiện có 2 lớp quản trị mạng K9 và quản trị mạng K10 có 16 sinh viên Lào theo học. Quá trình học tập, mặc dù còn khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp, nhưng các em luôn nỗ lực để vươn lên. Về học lực, 100% đạt khá, giỏi, trong đó, 1 bạn có kết quả học tập đạt loại giỏi. Kết quả đó đã khẳng định những cố gắng, nỗ lực cũng như tinh thần vươn lên của các sinh viên đến từ đất nước Lào anh em. "Sứ giả” của tình hữu nghị Vốn là những địa phương có truyền thống đoàn kết hữu nghị tốt đẹp từ những thời điểm khó khăn, gian khó. Trong những năm 1980, tỉnh cũng đã nhiều lần cử các đoàn chuyên gia sang giúp tỉnh Hủa Phăn phát triển kinh tế, nhất là trong sản xuất nông nghiệp được bạn đánh giá cao. Trong những chuyên gia của tỉnh ngày ấy sang giúp đỡ nhân dân tỉnh Hủa Phăn, nhiều người được cán bộ, nhân dân các bộ tộc tỉnh Hủa Phăn mến mộ, kết tình anh em, gắn bó ruột thịt... Sinh viên Lào thực hiện nghi lễ buộc chỉ cổ tay cầu chúc may mắn cho giáo viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật trong Tết truyền thống Bunpimay của dân tộc. Tiếp nối mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, những năm qua, giữa 2 tỉnh Hòa Bình - Hủa Phăn thường xuyên có sự giao lưu, thăm hỏi, hợp tác hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Ngoài việc đầu tư xây dựng, trao tặng nhiều công trình cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu, việc tỉnh ký biên bản hợp tác, hỗ trợ nhân dân tỉnh Hủa Phăn đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao được xem là sự hợp tác có giá trị, thể hiện mối quan hệ gắn bó, tình cảm hữu nghị mật thiết giữa 2 tỉnh. Thực hiện chương trình hợp tác này, mỗi năm tỉnh hỗ trợ tỉnh Hủa Phăn đào tạo trình độ cao đẳng cho 20 sinh viên. Những sinh viên này chính là "sứ giả” của tình hữu nghị, hợp tác giữa tỉnh Hòa Bình và Hủa Phăn. Lần đầu tiên bước chân ra khỏi ngôi làng Huổi Lang thuộc huyện vùng sâu, xa Xiêng Khọ, tỉnh Hủa Phăn để sang Việt Nam theo học, khi hiện là sinh viên năm nhất, Khoa Quản trị mạng máy tính, trường CĐKTCNHB, chàng trai Maysone Sebsengxai vẫn nghĩ đó là một giấc mơ. Maysone chia sẻ: Làng em ở xa lắm, cách trung tâm huyện hơn 100 km. Cuộc sống của mọi người trong làng còn khó khăn, cả làng sống vào sản xuất nông nghiệp, cấy lúa và chăn nuôi trâu, bò. Cuộc sống khó khăn nên cả làng từ trước đến giờ chỉ có 5 - 6 người tốt nghiệp lớp 12. May mắn hơn những bạn khác là sau khi học xong em được tuyển chọn đi học tiếp. Đây là vinh dự của bản thân cũng như gia đình em. Cũng như Maysone, cô sinh viên năm nhất Maiphone Phimmasone cũng bước đi từ vùng quê Napam, huyện Sốp Bâu cách trung tâm tỉnh lỵ gần 100 km. Nơi mà muốn đến "phải đi trên con đường ngoằn ngoèo uốn lượn trong nhiều giờ” đã thực sự xúc động khi nói về may mắn khi được lựa chọn, trúng tuyển sang Việt Nam học Khoa Quản trị mạng máy tính tại trường CĐKTCNHB. Maiphone tâm sự: Em sẽ cố gắng học thật tốt để trở về xây dựng quê hương. Em cảm ơn tỉnh Hòa Bình đã cho chúng em có được cơ hội học tập tốt hơn. Dù ở đây chưa lâu nhưng em cảm nhận đây đã là quê hương thứ 2 của mình, ngôi trường là ngôi nhà thứ 2. Vì ở đây chúng em đã được gặp những thầy cô rất tốt và gần gũi như cô Hà, cô Đào, cô Giang, thầy Đạt... Trò chuyện với chúng tôi, Maysone và Maiphone cho biết sang đây mới được đón Tết cổ truyền Việt Nam 1 lần. Các em rất thích món ăn của Việt Nam, thích Tết ở Việt Nam, thích thú khi được xem đồng bào dân tộc Mường biểu diễn cồng chiêng, hát đối đáp trong những ngày hội xuân. Đặc biệt, hầu hết đều thích gói bánh chưng, làm nem và các món ăn cổ truyền trong những ngày Tết của Việt Nam. Đã từng được trải nghiệm gói bánh chưng, đón Tết cổ truyền của Việt Nam, Maivieng Thongvanhse, sinh viên Khoa Khoa học và cây trồng, trường CĐKTKTHB phấn khởi khi nhớ về lần đón Tết ở Việt Nam, Maivieng chia sẻ: Em thích Tết Việt lắm, vì được ăn nhiều món ngon như bánh chưng, nem rán, xôi gấc... Đây là những trải nghiệm không bao giờ em quên. Sinh viên Lào và giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Hòa Bình trong trang phục dân tộc chào mừng khai giảng năm học 2021 - 2022 và kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2021. Bên cạnh việc đào tạo, rèn luyện, các nhà trường cũng luôn quan tâm, tổ chức những buổi sinh hoạt văn hóa theo phong tục, tập quán cho lưu học sinh Lào. Thầy giáo Nguyễn Văn Ba, Phó Hiệu trưởng trường CĐKTKTHB cho biết thêm: Cùng với việc giới thiệu, giao lưu văn hóa Việt Nam, văn hóa các dân tộc ở Hòa Bình, nhà trường cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thể thao trong các dịp như Quốc khánh hay Tết Bunpimay của Lào cho các em. Tại các cuộc giao lưu văn hóa này, chúng tôi cũng được trải nghiệm, tiếp nhận những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Lào như lễ buộc chỉ cổ tay, té nước cầu chúc may mắn trong Tết Bunpimay, hay được ăn những món ăn đặc trưng do các em tự chế biến. Đó là những cuộc giao lưu văn hóa chân tình, vô tư của những người anh em, người bạn vốn có mối quan hệ gắn bó khăng khít được chứng minh qua lịch sử. Và "chúng tôi luôn hiểu, các du học sinh học tập tại nhà trường chính là những "sứ giả” của tình hữu nghị. Chính họ sẽ kết nối, xây dựng mối quan hệ rộng, dài giữa nhân dân hai tỉnh Hòa Bình - Hủa Phăn nói riêng, nhân dân các bộ tộc Lào và nhân dân Việt Nam nói chung sẽ mãi bồi đắp mối quan hệ anh em gắn bó thủy chung này” - thầy giáo Nguyễn Văn Ba nhấn mạnh. Vũ Phong

Sinh viên Lào được giảng viên Khoa Tin học, trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Hòa Bình tận tình chỉ dạy. Điệu Lăm vông truyền thống trên xứ Mường Khi các cô gái Ou Phaengmeexay, Maimon Leuangbounmy, Dom Keomeeexai, Ty Phimmany, Maivieng Thongvanhse... duyên dáng trong trang phục dân tộc của nhân dân các bộ tộc Lào bước ra sân khấu với khúc nhạc điệu Lăm vông trong lễ khai giảng năm học 2021 - 2022 đã làm nhiều vị khách cũng như sinh viên năm nhất trường CĐKTKTHB ngạc nhiên, thích thú. Tuy nhiên, theo thầy giáo Nguyễn Văn Ba, Phó Hiệu trưởng nhà trường thì đây không phải là lần đầu tiên trên sân khấu nhà trường, điệu múa Lăm vông nổi tiếng của nhân dân các dân tộc Lào được biểu diễn. Thực hiện chương trình kết nghĩa, hợp tác, giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục giữa 2 tỉnh Hòa Bình - Hủa Phăn (Lào); thực hiện quyết định của UBND tỉnh về việc hỗ trợ, đào tạo sinh viên của tỉnh Hủa Phăn, cùng với trường CĐKTCNHB, nhà trường đang đào tạo các ngành nghề cho trên 10 sinh viên của tỉnh Hủa Phăn. Từ khi đón sinh viên Lào về học tập thì điệu Lăm vông luôn được biễu diễn trên sân khấu nhà trường mỗi khi có dịp. Nói về điều này, đồng chí Nguyễn Phùng Nam, Trưởng phòng Hành chính - tổ chức (trường CĐKTCNHB) chia sẻ thêm: Thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh giao, từ năm 2019 đến nay, nhà trường tiếp nhận và đào tạo 2 khóa với 20 sinh viên của tỉnh Hủa Phăn. Tại trường, các sinh viên Lào được đào tạo ở 2 chuyên ngành công nghệ ô tô và quản trị mạng máy tính hệ cao đẳng. Quá trình học tập, rèn luyện, các sinh viên Lào đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về sự thân thiện, đoàn kết, nỗ lực vượt khó. Đồng chí Vũ Thanh Hải, Trưởng khoa Tin học (trường CĐKTCNHB) cho biết: Khoa hiện có 2 lớp quản trị mạng K9 và quản trị mạng K10 có 16 sinh viên Lào theo học. Quá trình học tập, mặc dù còn khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp, nhưng các em luôn nỗ lực để vươn lên. Về học lực, 100% đạt khá, giỏi, trong đó, 1 bạn có kết quả học tập đạt loại giỏi. Kết quả đó đã khẳng định những cố gắng, nỗ lực cũng như tinh thần vươn lên của các sinh viên đến từ đất nước Lào anh em. "Sứ giả” của tình hữu nghị Vốn là những địa phương có truyền thống đoàn kết hữu nghị tốt đẹp từ những thời điểm khó khăn, gian khó. Trong những năm 1980, tỉnh cũng đã nhiều lần cử các đoàn chuyên gia sang giúp tỉnh Hủa Phăn phát triển kinh tế, nhất là trong sản xuất nông nghiệp được bạn đánh giá cao. Trong những chuyên gia của tỉnh ngày ấy sang giúp đỡ nhân dân tỉnh Hủa Phăn, nhiều người được cán bộ, nhân dân các bộ tộc tỉnh Hủa Phăn mến mộ, kết tình anh em, gắn bó ruột thịt... Sinh viên Lào thực hiện nghi lễ buộc chỉ cổ tay cầu chúc may mắn cho giáo viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật trong Tết truyền thống Bunpimay của dân tộc. Tiếp nối mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, những năm qua, giữa 2 tỉnh Hòa Bình - Hủa Phăn thường xuyên có sự giao lưu, thăm hỏi, hợp tác hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Ngoài việc đầu tư xây dựng, trao tặng nhiều công trình cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu, việc tỉnh ký biên bản hợp tác, hỗ trợ nhân dân tỉnh Hủa Phăn đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao được xem là sự hợp tác có giá trị, thể hiện mối quan hệ gắn bó, tình cảm hữu nghị mật thiết giữa 2 tỉnh. Thực hiện chương trình hợp tác này, mỗi năm tỉnh hỗ trợ tỉnh Hủa Phăn đào tạo trình độ cao đẳng cho 20 sinh viên. Những sinh viên này chính là "sứ giả” của tình hữu nghị, hợp tác giữa tỉnh Hòa Bình và Hủa Phăn. Lần đầu tiên bước chân ra khỏi ngôi làng Huổi Lang thuộc huyện vùng sâu, xa Xiêng Khọ, tỉnh Hủa Phăn để sang Việt Nam theo học, khi hiện là sinh viên năm nhất, Khoa Quản trị mạng máy tính, trường CĐKTCNHB, chàng trai Maysone Sebsengxai vẫn nghĩ đó là một giấc mơ. Maysone chia sẻ: Làng em ở xa lắm, cách trung tâm huyện hơn 100 km. Cuộc sống của mọi người trong làng còn khó khăn, cả làng sống vào sản xuất nông nghiệp, cấy lúa và chăn nuôi trâu, bò. Cuộc sống khó khăn nên cả làng từ trước đến giờ chỉ có 5 - 6 người tốt nghiệp lớp 12. May mắn hơn những bạn khác là sau khi học xong em được tuyển chọn đi học tiếp. Đây là vinh dự của bản thân cũng như gia đình em. Cũng như Maysone, cô sinh viên năm nhất Maiphone Phimmasone cũng bước đi từ vùng quê Napam, huyện Sốp Bâu cách trung tâm tỉnh lỵ gần 100 km. Nơi mà muốn đến "phải đi trên con đường ngoằn ngoèo uốn lượn trong nhiều giờ” đã thực sự xúc động khi nói về may mắn khi được lựa chọn, trúng tuyển sang Việt Nam học Khoa Quản trị mạng máy tính tại trường CĐKTCNHB. Maiphone tâm sự: Em sẽ cố gắng học thật tốt để trở về xây dựng quê hương. Em cảm ơn tỉnh Hòa Bình đã cho chúng em có được cơ hội học tập tốt hơn. Dù ở đây chưa lâu nhưng em cảm nhận đây đã là quê hương thứ 2 của mình, ngôi trường là ngôi nhà thứ 2. Vì ở đây chúng em đã được gặp những thầy cô rất tốt và gần gũi như cô Hà, cô Đào, cô Giang, thầy Đạt... Trò chuyện với chúng tôi, Maysone và Maiphone cho biết sang đây mới được đón Tết cổ truyền Việt Nam 1 lần. Các em rất thích món ăn của Việt Nam, thích Tết ở Việt Nam, thích thú khi được xem đồng bào dân tộc Mường biểu diễn cồng chiêng, hát đối đáp trong những ngày hội xuân. Đặc biệt, hầu hết đều thích gói bánh chưng, làm nem và các món ăn cổ truyền trong những ngày Tết của Việt Nam. Đã từng được trải nghiệm gói bánh chưng, đón Tết cổ truyền của Việt Nam, Maivieng Thongvanhse, sinh viên Khoa Khoa học và cây trồng, trường CĐKTKTHB phấn khởi khi nhớ về lần đón Tết ở Việt Nam, Maivieng chia sẻ: Em thích Tết Việt lắm, vì được ăn nhiều món ngon như bánh chưng, nem rán, xôi gấc... Đây là những trải nghiệm không bao giờ em quên. Sinh viên Lào và giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Hòa Bình trong trang phục dân tộc chào mừng khai giảng năm học 2021 - 2022 và kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2021. Bên cạnh việc đào tạo, rèn luyện, các nhà trường cũng luôn quan tâm, tổ chức những buổi sinh hoạt văn hóa theo phong tục, tập quán cho lưu học sinh Lào. Thầy giáo Nguyễn Văn Ba, Phó Hiệu trưởng trường CĐKTKTHB cho biết thêm: Cùng với việc giới thiệu, giao lưu văn hóa Việt Nam, văn hóa các dân tộc ở Hòa Bình, nhà trường cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thể thao trong các dịp như Quốc khánh hay Tết Bunpimay của Lào cho các em. Tại các cuộc giao lưu văn hóa này, chúng tôi cũng được trải nghiệm, tiếp nhận những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Lào như lễ buộc chỉ cổ tay, té nước cầu chúc may mắn trong Tết Bunpimay, hay được ăn những món ăn đặc trưng do các em tự chế biến. Đó là những cuộc giao lưu văn hóa chân tình, vô tư của những người anh em, người bạn vốn có mối quan hệ gắn bó khăng khít được chứng minh qua lịch sử. Và "chúng tôi luôn hiểu, các du học sinh học tập tại nhà trường chính là những "sứ giả” của tình hữu nghị. Chính họ sẽ kết nối, xây dựng mối quan hệ rộng, dài giữa nhân dân hai tỉnh Hòa Bình - Hủa Phăn nói riêng, nhân dân các bộ tộc Lào và nhân dân Việt Nam nói chung sẽ mãi bồi đắp mối quan hệ anh em gắn bó thủy chung này” - thầy giáo Nguyễn Văn Ba nhấn mạnh. Vũ Phong

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/218/162354/rong,-dai-nghia-tinh-hoa-binh-hua-phan.htm