'Rồng xanh' tí hon đẹp hút mắt nhưng là loài cực độc

Có tên khoa học là Glaucus atlanticus, loài sên biển có ngoại hình độc đáo, dễ thương còn được gọi là rồng xanh hay sên rồng. Loài sên biển này thường sống trên bề mặt đại dương.

Sên biển có tên khoa học là Glaucus atlanticus. Loài này còn được gọi với tên rồng xanh hay sên rồng. Chúng có phần dưới màu xanh dương tươi sáng và màu bạc nhẹ nhàng hơn trên lưng. Ảnh: Sylke Rohrlach.

Sên biển có tên khoa học là Glaucus atlanticus. Loài này còn được gọi với tên rồng xanh hay sên rồng. Chúng có phần dưới màu xanh dương tươi sáng và màu bạc nhẹ nhàng hơn trên lưng. Ảnh: Sylke Rohrlach.

Màu xanh ở mặt dưới của sên rồng giúp chúng hòa lẫn trong môi trường nước. Trong khi đó, màu xám bạc hòa lẫn với mặt biển - đặc điểm tiến hóa giúp loài này tránh được động vật săn mồi. Ảnh: Imtorn.

Màu xanh ở mặt dưới của sên rồng giúp chúng hòa lẫn trong môi trường nước. Trong khi đó, màu xám bạc hòa lẫn với mặt biển - đặc điểm tiến hóa giúp loài này tránh được động vật săn mồi. Ảnh: Imtorn.

Loài sên biển có thể được tìm thấy ở hầu hết các bãi biển ở vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ảnh: fordivers.

Loài sên biển có thể được tìm thấy ở hầu hết các bãi biển ở vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ảnh: fordivers.

Sên biển có một cơ thể cân đối, hơi dẹt, sở hữu 6 chi phụ với nhánh tỏa ra, trông rất đẹp mắt. Ảnh: Dennis Rabeling.

Sên biển có một cơ thể cân đối, hơi dẹt, sở hữu 6 chi phụ với nhánh tỏa ra, trông rất đẹp mắt. Ảnh: Dennis Rabeling.

Mặc dù sên biển có vẻ ngoài đẹp mắt, tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất chúng có thể gây nguy hiểm cho con người. Ảnh: sydneydives.

Mặc dù sên biển có vẻ ngoài đẹp mắt, tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất chúng có thể gây nguy hiểm cho con người. Ảnh: sydneydives.

Bởi lẽ, sên rồng có khả năng tấn công khá mạnh bằng nọc của chúng. Loài này ăn những sinh vật như loài thủy tức có nọc độc và lưu trữ các tế bào đốt chích của con mồi, trong túi ở đầu các xúc tu. Ảnh: sydneydives.

Bởi lẽ, sên rồng có khả năng tấn công khá mạnh bằng nọc của chúng. Loài này ăn những sinh vật như loài thủy tức có nọc độc và lưu trữ các tế bào đốt chích của con mồi, trong túi ở đầu các xúc tu. Ảnh: sydneydives.

Sên biển sau đó sẽ sử dụng các tế bào này để bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi, và con người đôi khi vô tình bị chúng đốt. Ảnh: sydneydives.

Sên biển sau đó sẽ sử dụng các tế bào này để bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi, và con người đôi khi vô tình bị chúng đốt. Ảnh: sydneydives.

Nếu người nào bị sên biển đốt có thể có các triệu chứng phổ biến bao gồm: buồn nôn, đau đớn và nôn, sưng cục bộ và phát ban. Nếu không kịp thời được điều trị y tế thì nạn nhân có thể tử vong. Ảnh: sydneydives.

Nếu người nào bị sên biển đốt có thể có các triệu chứng phổ biến bao gồm: buồn nôn, đau đớn và nôn, sưng cục bộ và phát ban. Nếu không kịp thời được điều trị y tế thì nạn nhân có thể tử vong. Ảnh: sydneydives.

Mời độc giả xem video: Nổi da gà khi thấy sinh vật lạ biết “nhảy múa” dưới biển.

Tâm Anh (theo Oneearth)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/rong-xanh-ti-hon-dep-hut-mat-nhung-la-loai-cuc-doc-2070456.html