Rùa quý hiếm được phát hiện ở Quảng Ngãi: Lập tức thả về rừng!

Mới đây, một cá thể rùa Sa Nhân quý hiếm đã được phát hiên và tiến hành thả lại về rừng phòng hộ tự nhiên ở Quảng Ngãi.

Sáng 13/1/2022, ông Trần Hoài Bình, trú cụm dân cư số 6, tổ dân phố Liên Hiệp 2C, phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi đã phát hiện một cá thể rùa Sa Nhân quý hiếm trong vườn nhà.

Sáng 13/1/2022, ông Trần Hoài Bình, trú cụm dân cư số 6, tổ dân phố Liên Hiệp 2C, phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi đã phát hiện một cá thể rùa Sa Nhân quý hiếm trong vườn nhà.

Sau đó, ông lập tức bàn giao cho Hạt Kiểm lâm liên huyện Sơn Tịnh - thành phố Quảng Ngãi. Sau khi tiếp nhận và tiến hành chăm sóc, ngày 16/3 vừa qua, Hạt Kiểm lâm liên huyện Sơn Tịnh - thành phố Quảng Ngãi phối hợp với Hạt Kiểm lâm thị xã Đức Phổ đã tiến hành thả cá thể rùa về rừng phòng hộ tự nhiên.

Sau đó, ông lập tức bàn giao cho Hạt Kiểm lâm liên huyện Sơn Tịnh - thành phố Quảng Ngãi. Sau khi tiếp nhận và tiến hành chăm sóc, ngày 16/3 vừa qua, Hạt Kiểm lâm liên huyện Sơn Tịnh - thành phố Quảng Ngãi phối hợp với Hạt Kiểm lâm thị xã Đức Phổ đã tiến hành thả cá thể rùa về rừng phòng hộ tự nhiên.

Rùa Sa Nhân có tên khoa học là Cuora Mouhoti, là một loài rùa trên cạn vô cùng quý hiếm thuộc họ rùa đầm Emydidae và bộ rùa Testudinata.

Rùa Sa Nhân có tên khoa học là Cuora Mouhoti, là một loài rùa trên cạn vô cùng quý hiếm thuộc họ rùa đầm Emydidae và bộ rùa Testudinata.

Chúng là một loại rùa nước ngọt có kích thước trung bình và được tìm thấy nhiều ở khu vực các nước như Trung Quốc, Đông Ấn Độ, Lào và Việt Nam.

Chúng là một loại rùa nước ngọt có kích thước trung bình và được tìm thấy nhiều ở khu vực các nước như Trung Quốc, Đông Ấn Độ, Lào và Việt Nam.

Là một loài rùa cạn quý hiếm, nên hầu như các đặc điểm bên ngoài của loài rùa Sa Nhân đều tương đối khác biệt so với các loại rùa khác hiện nay. Cùng với đó, loài rùa Sa Nhân có kích thước trung bình, không quá to cũng không quá nhỏ.

Là một loài rùa cạn quý hiếm, nên hầu như các đặc điểm bên ngoài của loài rùa Sa Nhân đều tương đối khác biệt so với các loại rùa khác hiện nay. Cùng với đó, loài rùa Sa Nhân có kích thước trung bình, không quá to cũng không quá nhỏ.

Rùa Sa Nhân khi trưởng thành sẽ có chiều dài đạt từ 14-18cm, trọng lượng từ 400-800g, phần lưng mai sẽ có 3 gờ nối sẵn, một gờ nối ở giữa bụng và 2 gờ còn lại sẽ chạy từ vảy 1 đến vảy 4 của mai.

Rùa Sa Nhân khi trưởng thành sẽ có chiều dài đạt từ 14-18cm, trọng lượng từ 400-800g, phần lưng mai sẽ có 3 gờ nối sẵn, một gờ nối ở giữa bụng và 2 gờ còn lại sẽ chạy từ vảy 1 đến vảy 4 của mai.

Rùa Sa Nhân thường có màu nâu sáng hoặc vàng ở trên mai, còn màu xám hoặc đen nhạt ở phần bụng. Phía sau phần mai rùa có hình dáng như răng cưa, tuy nhiên không sắc nhọn.

Rùa Sa Nhân thường có màu nâu sáng hoặc vàng ở trên mai, còn màu xám hoặc đen nhạt ở phần bụng. Phía sau phần mai rùa có hình dáng như răng cưa, tuy nhiên không sắc nhọn.

Yếm của rùa Sa Nhân thường hẹp hơn độ mở của mai rất nhiều, cùng với đó là đường nối tấm cánh tay gần bằng với đường nối tấm họng, còn đường nối tấm bụng là dài nhất.

Yếm của rùa Sa Nhân thường hẹp hơn độ mở của mai rất nhiều, cùng với đó là đường nối tấm cánh tay gần bằng với đường nối tấm họng, còn đường nối tấm bụng là dài nhất.

Môi trường sống ưa thích của loài rùa Sa Nhân thường là các vùng rừng rậm, nơi có độ ẩm cao và chúng thích ẩn mình dưới các lớp lá mục, cỏ khô hay các khúc gỗ mục, nơi chúng có thể lẩn tránh kẻ thù của mình.

Môi trường sống ưa thích của loài rùa Sa Nhân thường là các vùng rừng rậm, nơi có độ ẩm cao và chúng thích ẩn mình dưới các lớp lá mục, cỏ khô hay các khúc gỗ mục, nơi chúng có thể lẩn tránh kẻ thù của mình.

Ở Việt Nam thì loài rùa Sa Nhân chủ yếu còn được tìm thấy ở vườn Quốc gia Cúc Phương. Thức ăn của loài rùa Sa Nhân chủ yếu là các loại thực vật nhỏ, trái cây rụng và chúng cũng có thể bắt và ăn thịt các loài động vật nhỏ như ốc, giun, cá nhỏ, tôm…

Ở Việt Nam thì loài rùa Sa Nhân chủ yếu còn được tìm thấy ở vườn Quốc gia Cúc Phương. Thức ăn của loài rùa Sa Nhân chủ yếu là các loại thực vật nhỏ, trái cây rụng và chúng cũng có thể bắt và ăn thịt các loài động vật nhỏ như ốc, giun, cá nhỏ, tôm…

Rùa Sa Nhân thuộc nhóm IIB, được liệt kê trong Sách đỏ IUCN 2012 và cần được bảo vệ khẩn cấp.

Rùa Sa Nhân thuộc nhóm IIB, được liệt kê trong Sách đỏ IUCN 2012 và cần được bảo vệ khẩn cấp.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/rua-quy-hiem-duoc-phat-hien-o-quang-ngai-lap-tuc-tha-ve-rung-1676597.html