Rùa sa nhân quý hiếm của Việt Nam vừa được tiếp nhận ở Huế

Mới đây, Hạt Kiểm lâm TP. Huế đã tiếp nhận một cá thể rùa sa nhân quý hiếm do ông Hoàng Đức tự nguyện giao nộp.

Trước đó, ông Đức mua con rùa từ một người lạ để nuôi làm thú chơi, nhưng sau khi biết đây là loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, ông quyết định giao nộp cho cơ quan chức năng. Cá thể rùa sa nhân này đang được chăm sóc và chuẩn bị thả về tự nhiên. (Ảnh: Thừa Thiên Huế Online)

Trước đó, ông Đức mua con rùa từ một người lạ để nuôi làm thú chơi, nhưng sau khi biết đây là loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, ông quyết định giao nộp cho cơ quan chức năng. Cá thể rùa sa nhân này đang được chăm sóc và chuẩn bị thả về tự nhiên. (Ảnh: Thừa Thiên Huế Online)

Rùa sa nhân, với tên khoa học là Cuora mouhotii, là một trong những loài rùa quý hiếm và đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng. Loài rùa này không chỉ có giá trị sinh học mà còn mang ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.(Ảnh:Wikipedia)

Rùa sa nhân, với tên khoa học là Cuora mouhotii, là một trong những loài rùa quý hiếm và đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng. Loài rùa này không chỉ có giá trị sinh học mà còn mang ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.(Ảnh:Wikipedia)

Rùa sa nhân có kích thước trung bình, với mai dài khoảng 18 cm. Mai của chúng có màu sắc thay đổi từ nâu sáng đến nâu đen, với ba gờ rõ ràng chạy dọc theo mai. Đặc biệt, mắt của rùa sa nhân có màu đỏ, và đầu của chúng khá to so với một số loài rùa khác, có màu vàng cho đến nâu đậm.(Ảnh:Cuora.org)

Rùa sa nhân có kích thước trung bình, với mai dài khoảng 18 cm. Mai của chúng có màu sắc thay đổi từ nâu sáng đến nâu đen, với ba gờ rõ ràng chạy dọc theo mai. Đặc biệt, mắt của rùa sa nhân có màu đỏ, và đầu của chúng khá to so với một số loài rùa khác, có màu vàng cho đến nâu đậm.(Ảnh:Cuora.org)

Rùa sa nhân thường sống trong môi trường tự nhiên, ẩn mình dưới các lớp lá mục, cỏ khô và gỗ mục.(Ảnh:The Reptile Database)

Rùa sa nhân thường sống trong môi trường tự nhiên, ẩn mình dưới các lớp lá mục, cỏ khô và gỗ mục.(Ảnh:The Reptile Database)

Chúng thường giao phối và kiếm ăn vào mùa xuân và hè khi nhiệt độ ấm áp. Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, chúng sẽ ngủ đông. (Ảnh:Cuora.org)

Chúng thường giao phối và kiếm ăn vào mùa xuân và hè khi nhiệt độ ấm áp. Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, chúng sẽ ngủ đông. (Ảnh:Cuora.org)

Loài rùa này chủ yếu phân bố ở phía Đông Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Việt Nam.(Ảnh:India Biodiversity Portal)

Loài rùa này chủ yếu phân bố ở phía Đông Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Việt Nam.(Ảnh:India Biodiversity Portal)

Rùa sa nhân hiện đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng do sự tàn phá môi trường sống, việc săn bắt trái phép và mất môi trường sống tự nhiên. Việc phá hủy rừng cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến giảm số lượng rùa sa nhân. (Ảnh:Asian Turtle Program)

Rùa sa nhân hiện đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng do sự tàn phá môi trường sống, việc săn bắt trái phép và mất môi trường sống tự nhiên. Việc phá hủy rừng cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến giảm số lượng rùa sa nhân. (Ảnh:Asian Turtle Program)

Để ngăn chặn tình trạng này, các cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp bảo tồn, giám sát và kiểm soát việc săn bắt trái phép.(Ảnh:Bhutan Biodiversity Portal)

Để ngăn chặn tình trạng này, các cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp bảo tồn, giám sát và kiểm soát việc săn bắt trái phép.(Ảnh:Bhutan Biodiversity Portal)

Mời quý độc giả xem thêm video: Phát hoảng với loài động vật bốc mùi nhất quả đất.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/rua-sa-nhan-quy-hiem-cua-viet-nam-vua-duoc-tiep-nhan-o-hue-2032159.html