Rùng mình loài cá 'ma cà rồng' khét tiếng sông Amazon

Loài cá ma cà rồng này luồn lách vào mang của những con cá lớn hơn và bám chặt bằng hàm răng chắc khỏe để hút máu.

Lưu vực sông Amazon là nơi cư ngụ của loài cá hút máu nổi tiếng - candiru, hay còn gọi là cá ma cà rồng. Loài cá này không chỉ hút máu mà còn sử dụng cơ thể vật chủ làm phương tiện di chuyển hoặc để bảo vệ khỏi kẻ săn mồi. (Ảnh: Wikipedia)

Lưu vực sông Amazon là nơi cư ngụ của loài cá hút máu nổi tiếng - candiru, hay còn gọi là cá ma cà rồng. Loài cá này không chỉ hút máu mà còn sử dụng cơ thể vật chủ làm phương tiện di chuyển hoặc để bảo vệ khỏi kẻ săn mồi. (Ảnh: Wikipedia)

Candiru, thuộc họ cá trê nhỏ và trong suốt, thường sống ở vùng nước Amazon âm u. Chúng luồn lách vào mang của những con cá lớn hơn và bám chặt bằng hàm răng chắc khỏe để hút máu. (Ảnh: Pensoft Publishers)

Candiru, thuộc họ cá trê nhỏ và trong suốt, thường sống ở vùng nước Amazon âm u. Chúng luồn lách vào mang của những con cá lớn hơn và bám chặt bằng hàm răng chắc khỏe để hút máu. (Ảnh: Pensoft Publishers)

Mặc dù có câu chuyện về việc candiru bơi vào niệu đạo con người, nhưng chỉ có một trường hợp duy nhất được ghi nhận vào năm 1977 tại Manaus, Brazil.(Ảnh: LinkedIn)

Mặc dù có câu chuyện về việc candiru bơi vào niệu đạo con người, nhưng chỉ có một trường hợp duy nhất được ghi nhận vào năm 1977 tại Manaus, Brazil.(Ảnh: LinkedIn)

Có khoảng 9 loài candiru trong phân họ Vandelliinae chuyên hút máu.(Ảnh: aquaria)

Có khoảng 9 loài candiru trong phân họ Vandelliinae chuyên hút máu.(Ảnh: aquaria)

Tháng 4/2019, Chiara Lubich và các đồng nghiệp tại Đại học Liên bang Amazonas phát hiện loài cá này bám vào hai bên hông của cá trê gai ở Rio Negro. Tuy nhiên, kiểm tra dạ dày không tìm thấy dấu hiệu chúng ăn gì từ cơ thể vật chủ. Điều này cho thấy candiru có thể chỉ bám vào cá trê gai để di chuyển hoặc tránh kẻ săn mồi. (Ảnh: The Most Extreme Wiki)

Tháng 4/2019, Chiara Lubich và các đồng nghiệp tại Đại học Liên bang Amazonas phát hiện loài cá này bám vào hai bên hông của cá trê gai ở Rio Negro. Tuy nhiên, kiểm tra dạ dày không tìm thấy dấu hiệu chúng ăn gì từ cơ thể vật chủ. Điều này cho thấy candiru có thể chỉ bám vào cá trê gai để di chuyển hoặc tránh kẻ săn mồi. (Ảnh: The Most Extreme Wiki)

Candiru có thể sử dụng cơ thể của các loài cá lớn hơn để di chuyển quãng đường dài trên sông hoặc để ẩn mình khỏi kẻ săn mồi. (Ảnh: JW.ORG)

Candiru có thể sử dụng cơ thể của các loài cá lớn hơn để di chuyển quãng đường dài trên sông hoặc để ẩn mình khỏi kẻ săn mồi. (Ảnh: JW.ORG)

Larry Page, một nhà ngư học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida, cho rằng candiru có thể vừa ăn vừa đi nhờ. (Ảnh: Pixels)

Larry Page, một nhà ngư học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida, cho rằng candiru có thể vừa ăn vừa đi nhờ. (Ảnh: Pixels)

Lubich cho rằng có nhiều điều chưa được hiểu rõ về mối quan hệ giữa candiru và vật chủ, cần thêm nghiên cứu để giải đáp. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Lubich cho rằng có nhiều điều chưa được hiểu rõ về mối quan hệ giữa candiru và vật chủ, cần thêm nghiên cứu để giải đáp. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Mời quý độc giả xem thêm video: Bí ẩn mạng nhện có hình thù kỳ lạ ở rừng Amazon.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/rung-minh-loai-ca-ma-ca-rong-khet-tieng-song-amazon-2014587.html