Rùng mình vùng đất ngập nước, vương quốc của 'quái vật' khổng lồ

Nằm ở Nam Mỹ, vùng đất ngập nước Pantanal là nơi phân bố của một số 'quái thú' khổng lồ như báo đốm Pantanal, trăn anaconda...

Pantanal vùng đất ngập nước nhiệt đới lớn nhất thế giới thuộc Nam Mỹ. Nơi đây chủ yếu nằm ở tiểu bang Mato Grosso do Sul, Brazil nhưng kéo dài qua cả bang Mato Grosso và các phần thuộc 2 nước láng giềng là Bolivia và Paraguay.

Pantanal vùng đất ngập nước nhiệt đới lớn nhất thế giới thuộc Nam Mỹ. Nơi đây chủ yếu nằm ở tiểu bang Mato Grosso do Sul, Brazil nhưng kéo dài qua cả bang Mato Grosso và các phần thuộc 2 nước láng giềng là Bolivia và Paraguay.

Vùng đất ngập nước Pantanal có khoảng 80% diện tích ngập nước trong mùa mưa. Những điều kiện địa hình, thời tiết ở nơi đây đã tạo điều kiện cho một số loài động vật phát triển với kích thước khủng. Trong số này có loài mèo lớn nhất châu Mỹ là báo đốm Pantanal.

Vùng đất ngập nước Pantanal có khoảng 80% diện tích ngập nước trong mùa mưa. Những điều kiện địa hình, thời tiết ở nơi đây đã tạo điều kiện cho một số loài động vật phát triển với kích thước khủng. Trong số này có loài mèo lớn nhất châu Mỹ là báo đốm Pantanal.

Khi trưởng thành, báo đốm Pantanal có trọng lượng trung bình hơn 160 kg. Chúng cũng có những móng vuốt sắc bén.

Khi trưởng thành, báo đốm Pantanal có trọng lượng trung bình hơn 160 kg. Chúng cũng có những móng vuốt sắc bén.

Với cơ thể to lớn và sức mạnh đáng gờm, mỗi con báo đốm Pantanal trở thành những kẻ săn mồi đáng sợ. Chúng có thể dễ dàng tấn công, ăn thịt một con cá sấu hung dữ.

Với cơ thể to lớn và sức mạnh đáng gờm, mỗi con báo đốm Pantanal trở thành những kẻ săn mồi đáng sợ. Chúng có thể dễ dàng tấn công, ăn thịt một con cá sấu hung dữ.

Pantanal cũng là nơi sinh tồn của loài rắn lớn nhất thế giới: trăn anaconda xanh. "Quái vật" này có thể nặng tới 250 kg và có chiều dài cơ thể tối đa lên đến hơn 9m.

Pantanal cũng là nơi sinh tồn của loài rắn lớn nhất thế giới: trăn anaconda xanh. "Quái vật" này có thể nặng tới 250 kg và có chiều dài cơ thể tối đa lên đến hơn 9m.

Theo các chuyên gia, cá thể trăn anaconda xanh cái nặng và dài hơn con đực. Chúng không có nọc độc, có thể bơi dưới nước. Loài này săn mồi bằng sức mạnh cơ thể, siết chặt con mồi rồi giết chết chúng trước khi thưởng thức bữa ăn.

Theo các chuyên gia, cá thể trăn anaconda xanh cái nặng và dài hơn con đực. Chúng không có nọc độc, có thể bơi dưới nước. Loài này săn mồi bằng sức mạnh cơ thể, siết chặt con mồi rồi giết chết chúng trước khi thưởng thức bữa ăn.

Thức ăn ưa thích của loài trăn anaconda xanh bao gồm: lợn rừng, hươu, chim, rùa, cá sấu, thậm chí đôi khi cả báo đốm.

Thức ăn ưa thích của loài trăn anaconda xanh bao gồm: lợn rừng, hươu, chim, rùa, cá sấu, thậm chí đôi khi cả báo đốm.

Capybara - loài gặm nhấm lớn nhất cũng được tìm thấy ở vùng đất ngập nước Pantanal. Loài chuột lang nước này nặng gấp 100 lần chuột lang nhà. Đây là loài đặc hữu ở khu vực Nam Mỹ.

Capybara - loài gặm nhấm lớn nhất cũng được tìm thấy ở vùng đất ngập nước Pantanal. Loài chuột lang nước này nặng gấp 100 lần chuột lang nhà. Đây là loài đặc hữu ở khu vực Nam Mỹ.

Khi trưởng thành, mỗi cá thể chuột lang nước capybara có thể cao 60 cm, chiều dài cơ thể khoảng 1,2m và nặng tối đa 100 kg. Khi ở trong môi trường tự nhiên, chúng có thể sống thọ tới 10 năm.

Khi trưởng thành, mỗi cá thể chuột lang nước capybara có thể cao 60 cm, chiều dài cơ thể khoảng 1,2m và nặng tối đa 100 kg. Khi ở trong môi trường tự nhiên, chúng có thể sống thọ tới 10 năm.

Với khả năng bơi lội giỏi, chuột lang nước capybara có thể thoát khỏi những cuộc tấn công của các "quái vật" phân bố ở vùng đất ngập nước Pantanal như trăn anaconda xanh, cá sấu...

Với khả năng bơi lội giỏi, chuột lang nước capybara có thể thoát khỏi những cuộc tấn công của các "quái vật" phân bố ở vùng đất ngập nước Pantanal như trăn anaconda xanh, cá sấu...

Mời độc giả xem video: Phát hiện “quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/rung-minh-vung-dat-ngap-nuoc-vuong-quoc-cua-quai-vat-khong-lo-2022829.html