Sắc màu huyền thoại trong đời sống dân tộc La Chí

Người La Chí là một trong những dân tộc ít người còn giữ được nét đặc sắc văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc mình. Cho đến nay, hầu như vùng định cư tập trung, phương thức canh tác ruộng bậc thang, kiến trúc nhà ở theo bộ nhà sàn kết hợp với khu chăn nuôi và kho chứa nông sản, lễ hội cộng đồng và tín ngưỡng trò chơi dân gian... đều còn lại nguyên vẹn. Họ cho rằng người La Chí hiện nay định cư ở Bản Díu (Xín Mần), Bản Phùng và Bản Máy (Hoàng Su Phì) của tỉnh Hà Giang đều có tổ tiên là anh em một nhà.

Lễ hội Hoàng Vần Thùng và Tết Khu Cù Tê của dân tộc La Chí đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hằng năm, dưới chân dãy núi Tây Côn Lĩnh, ngày Tết cộng đồng này luôn được mong đợi và người La Chí ở khắp nơi đều tụ về để cúng tế tổ tiên.

Khu mộ cổ Hoàng Vần Thùng, nơi được xem là vùng địa linh, chôn cất vị tù trưởng của người La Chí từ khi lập làng.

Khu mộ cổ Hoàng Vần Thùng, nơi được xem là vùng địa linh, chôn cất vị tù trưởng của người La Chí từ khi lập làng.

Chiếc mũ trẻ em khâu bằng tay là nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người La Chí.

Chiếc mũ trẻ em khâu bằng tay là nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người La Chí.

Bữa ăn chính lễ của người La Chí chỉ dành cho người đứng đầu dòng họ và thầy cúng.

Bữa ăn chính lễ của người La Chí chỉ dành cho người đứng đầu dòng họ và thầy cúng.

Người La Chí có trung bình tuổi thọ cao, người già trên trăm tuổi không hiếm.

Người La Chí có trung bình tuổi thọ cao, người già trên trăm tuổi không hiếm.

Trang phục của đàn ông La Chí được dệt, nhuộm vải và cắt may khéo léo gồm cả khăn quấn.

Trang phục của đàn ông La Chí được dệt, nhuộm vải và cắt may khéo léo gồm cả khăn quấn.

Phụ nữ La Chí đều tự dệt, thêu, làm trang phục cho những người trong gia đình mình.

Phụ nữ La Chí đều tự dệt, thêu, làm trang phục cho những người trong gia đình mình.

Thúy Hằng (thực hiện)

Nguồn Biên Phòng: https://bienphong.com.vn/sac-mau-huyen-thoai-trong-doi-song-dan-toc-la-chi-post429599.html