Sách 'Phía Tây không có gì lạ': Mảnh vỡ lòng người trong cuộc đại chiến

Ngày 29/1/1929, tác phẩm văn học táo bạo 'Phía Tây không có gì lạ', cuốn tiểu thuyết của nhà văn Đức Erich Maria Remarque, đã ra mắt và nhanh chóng trở thành một hiện tượng với đề tài chiến tranh đầy nỗi đau.

Kỷ niệm 95 năm ra mắt cuốn sách "Phía Tây không có gì lạ". (Nguồn: Tiền phong)

Kỷ niệm 95 năm ra mắt cuốn sách "Phía Tây không có gì lạ". (Nguồn: Tiền phong)

Ngày 29/1 (29/1/1929-2024) kỷ niệm 95 năm ngày tác phẩm văn học đầy táo bạo "Phía Tây không có gì lạ" ra mắt.

"Phía Tây không có gì lạ" là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Đức Erich Maria Remarque, nhanh chóng trở thành một hiện tượng với đề tài chiến tranh đầy nỗi đau.

Cuốn tiểu thuyết gây chấn động mạnh mẽ trong cộng đồng văn hóa Đức. Với những câu chuyện xúc động về cuộc sống trên chiến trường, tác phẩm đã được ca ngợi là "bản di chúc của tất cả những người đã ngã xuống trên chiến trường". Nhà phê bình nổi tiếng Henry Louis Macken không ngần ngại tuyên bố: "Không còn nghi ngờ gì, đây là cuốn tiểu thuyết hay nhất về Thế chiến I".

Thành công của "Phía Tây không có gì lạ" không chỉ dừng lại ở nước Đức. Tác phẩm đã vươn ra toàn cầu và trở thành một trong những tác phẩm văn học Đức ăn khách nhất thế giới. Với hơn 20 triệu bản được phát hành và dịch sang 50 ngôn ngữ khác nhau, tác phẩm của Remarque đã cảm hóa hàng triệu người trên khắp thế giới với thông điệp về bi kịch và hậu quả của chiến tranh.

Cuốn sách "Phía Tây không có gì lạ" của tác giả Erich Maria Remarque nhận được đánh giá tích cực từ cả công chúng và các nhà phê bình văn học. Được xuất bản lần đầu vào năm 1929, cuốn tiểu thuyết mô tả cuộc sống và những trải nghiệm của những người lính Đức trong Thế chiến I.

Với phong cách viết chân thực và tình cảm, "Phía Tây không có gì lạ" đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong văn học chiến tranh và nhận được sự công nhận rộng rãi. Cuốn sách đã gây tiếng vang lớn và được coi là một tác phẩm văn học tuyệt vời về chiến tranh và tác động của nó lên con người.

Những nhà phê bình văn học đã đánh giá cao cuốn sách vì khả năng tái hiện chi tiết và cảm xúc chân thực của tác giả. Cuốn tiểu thuyết này đã trở thành một tác phẩm kinh điển và được xem là một trong những cuốn sách xuất sắc nhất về chiến tranh.

Đặc biệt, cuốn sách đã được nhiều đạo diễn lựa chọn chuyển thể thành phim. Bản phim đầu tiên của đạo diễn Lewis Milestone từng được Viện điện ảnh Hàn lâm Mỹ (The Academy) trao 2 tượng vàng Oscar cho hai hạng mục quan trọng: Đạo diễn xuất sắc nhất và Phim hay nhất. Nhiều năm qua, giới phê bình phim luôn xếp phim vào hàng ngũ những bộ phim đề tài chiến tranh xuất sắc nhất.

Năm 2022, đạo diễn người Đức Edward Berger quyết định đưa cuộc chiến từ tác phẩm văn học trở lại màn ảnh rộng bất chấp cái bóng khổng lồ của Lewis Milestone án ngữ. Thêm một lần nữa, nội dung phim lại gây chấn động lương tri nhân loại khi ngay từ những phân cảnh đầu tiên.

Trả lời phỏng vấn của tờ Le Firago, Edward Berger nói rằng đối với ông, khi nói đến cả hai cuộc chiến tranh thế giới, với tư cách là một người Đức, không có gì đáng tự hào về phần lịch sử đó. Tất cả đọng lại chỉ là cảm giác tội lỗi, kinh hoàng và ý thức sâu sắc về trách nhiệm của dân tộc mình với quá khứ.

Phim giành được thắng lợi lớn về mặt nghệ thuật khi nhận được nhận 14 đề cử tại giải BAFTA lần thứ 76, và 4 giải Oscar gồm: Quay phim xuất sắc nhất, Phim nước ngoài hay nhất, Thiết kế sản xuất xuất sắc, Nhạc phim gốc hay nhất.

Với độc giả người Việt, bản dịch Phía Tây không có gì lạ được Lê Huy dịch và giới thiệu từ năm 1962, NXB Văn hóa giới thiệu. Gần đây nhất, năm 2017, Phía Tây không có gì lạ tái xuất hiện với sự chuyển ngữ của dịch giả Vũ Hương Giang, NXB Văn học và Công ty cổ phần Văn hóa Đông A ấn hành.

MH (tổng hợp)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/sach-phia-tay-khong-co-gi-la-manh-vo-long-nguoi-trong-cuoc-dai-chien-259031.html