Sai lầm khiến vùng đất trở thành ngôi làng ma

Vào những năm 1960, chính phủ Tây Ban Nha đã biến Granadilla trở thành 'làng ma' sau khi ép buộc cư dân ở đây rời đi.

Tới Granadilla, du khách có thể tự do ra vào những căn phòng trống, đi dọc theo các con phố và ngắm nhìn thị trấn từ đỉnh lâu đài. Họ có thể thoải mái như nhà của mình bởi chẳng còn ai sống ở đây. Tất cả cư dân đã bị ép buộc rời đi vào những năm 1960. Ảnh: Medium.

Tới Granadilla, du khách có thể tự do ra vào những căn phòng trống, đi dọc theo các con phố và ngắm nhìn thị trấn từ đỉnh lâu đài. Họ có thể thoải mái như nhà của mình bởi chẳng còn ai sống ở đây. Tất cả cư dân đã bị ép buộc rời đi vào những năm 1960. Ảnh: Medium.

Làng Granadilla được thành lập bởi những người Hồi giáo vào thế kỷ 9. Ngôi làng có vị trí chiến lược đặc biệt khi nằm gần Ruta de la Plata, một tuyến đường thương mại và du lịch cổ đại xuyên khu vực. Granadilla là một trong những ngôi làng pháo đài hiếm hoi còn sót lại trên thế giới. Ảnh: BBC.

Làng Granadilla được thành lập bởi những người Hồi giáo vào thế kỷ 9. Ngôi làng có vị trí chiến lược đặc biệt khi nằm gần Ruta de la Plata, một tuyến đường thương mại và du lịch cổ đại xuyên khu vực. Granadilla là một trong những ngôi làng pháo đài hiếm hoi còn sót lại trên thế giới. Ảnh: BBC.

Dưới chế độ độc tài Francisco Franco, Tây Ban Nha bắt tay vào việc xây dựng các con đập như một cách để thúc đẩy nền kinh tế trong thời kỳ bị cô lập. Một trong những điểm quan trọng nhất là hồ Gabriel y Galán trên sông Alagón. Năm 1955, chính quyền tuyên bố Granadilla ở trong vùng lũ nên người dân buộc phải sơ tán. Ảnh: Alamy.

Dưới chế độ độc tài Francisco Franco, Tây Ban Nha bắt tay vào việc xây dựng các con đập như một cách để thúc đẩy nền kinh tế trong thời kỳ bị cô lập. Một trong những điểm quan trọng nhất là hồ Gabriel y Galán trên sông Alagón. Năm 1955, chính quyền tuyên bố Granadilla ở trong vùng lũ nên người dân buộc phải sơ tán. Ảnh: Alamy.

Trong 10 năm, từ 1959 đến 1969, toàn bộ cư dân đã bị cưỡng chế rời đi. Nhiều người phải chuyển đến khu định cư thuộc địa gần làng cũ. Vào năm 1963, nước bắt đầu dâng và gây ngập một tuyến đường vào làng. Granadilla tạm biến thành bán đảo. Tuy nhiên, bất chấp mực nước có lên cao, ngôi làng chưa bao giờ ngập lụt. Việc cưỡng chế người dân rời đi hoàn toàn là quyết định sai lầm. Ảnh: Itinari.

Trong 10 năm, từ 1959 đến 1969, toàn bộ cư dân đã bị cưỡng chế rời đi. Nhiều người phải chuyển đến khu định cư thuộc địa gần làng cũ. Vào năm 1963, nước bắt đầu dâng và gây ngập một tuyến đường vào làng. Granadilla tạm biến thành bán đảo. Tuy nhiên, bất chấp mực nước có lên cao, ngôi làng chưa bao giờ ngập lụt. Việc cưỡng chế người dân rời đi hoàn toàn là quyết định sai lầm. Ảnh: Itinari.

Tới nay, nhiều người làng Granadilla vẫn nuôi ý định trở về quê hương nhưng không được chấp thuận. Eugenio Jiménez, Chủ tịch Hiệp hội các con trai của Granadilla, cho biết quyết định đuổi người dân đi là một trò hề. Họ buộc phải chấp nhận vì đó là thời của chế độ độc tài. Tuy nhiên, trong thời dân chủ, người dân cũng không được chính phủ cho phép quay về nhà. Ảnh: Megapix.

Tới nay, nhiều người làng Granadilla vẫn nuôi ý định trở về quê hương nhưng không được chấp thuận. Eugenio Jiménez, Chủ tịch Hiệp hội các con trai của Granadilla, cho biết quyết định đuổi người dân đi là một trò hề. Họ buộc phải chấp nhận vì đó là thời của chế độ độc tài. Tuy nhiên, trong thời dân chủ, người dân cũng không được chính phủ cho phép quay về nhà. Ảnh: Megapix.

Theo BBC, đến nay, chính phủ Tây Ban Nha vẫn duy trì sắc lệnh chống ngập lụt do Franco ký. Người dân không thể lấy lại lại nhà nhưng du khách được đến đây tham quan qua các chuyến đi trong ngày. Ảnh: BBC.

Theo BBC, đến nay, chính phủ Tây Ban Nha vẫn duy trì sắc lệnh chống ngập lụt do Franco ký. Người dân không thể lấy lại lại nhà nhưng du khách được đến đây tham quan qua các chuyến đi trong ngày. Ảnh: BBC.

Theo Zing

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/sai-lam-khien-vung-dat-tro-thanh-ngoi-lang-ma/20220902032515823