Nằm ở Santa Cruz, cách thủ phủ Funchal 25 km về phía đông bắc, sân bay Madeira mở cửa từ năm 1964 với đường băng chỉ dài vỏn vẹn 1.600 m. Vị trí hiểm và gió giật ngang khiến sân bay này thường xuyên có mặt trong danh sách những nơi có đường băng đáng sợ nhất thế giới. Ảnh: CNTravelers.
Năm 2017, sân bay được đổi tên chính thức thành Sân bay Quốc tế Cristiano Ronaldo Madeira (FNC). Ảnh: Goal.
Danh thủ Ronaldo được xem là người hùng ở Madeira, tấm gương vượt khó đạt thành công. Trước đó, anh đã được dựng tượng, có bảo tàng và khách sạn được đặt theo tên mình ở Madeira. Việc đặt tên sân bay theo nam cầu thủ vấp phải một số phản đối, nhưng cuối cùng vẫn được chính quyền thực hiện. Ảnh: Goal.
Chỉ các phi công dày dạn kinh nghiệm mới có thể hạ cánh và cất cánh trên đường băng nằm sát biển, có chiều dài vỏn vẹn 1.600 m này. Một bên đường băng là núi, một bên là biển xanh, tạo cảnh tượng ngoạn mục nhưng thót tim cho du khách. Ảnh: SCMP.
Để tăng độ an toàn, đường băng đã được mở rộng và củng cố nhiều đợt. Từ năm 1982 đến 1986, chiều dài của nó được nâng từ 1.600 m lên 1.800 m. Ảnh: Sportingguides.
Ấn tượng nhất là đợt mở rộng năm 2016, nâng tổng chiều dài của đường băng lên 2.781 m. Cụ thể, 180 cột có chiều cao 60 m so với mực nước biển (và 60 m dưới mực nước biển) được dựng lên để nối dài công trình này. Năm 2016, các cột này được gia cố cùng việc tu sửa cảng hàng không, đáp ứng số lượng du khách đến đây ngày càng nhiều. Ảnh: CNTravelers.
Giờ đây, đường băng đã an toàn hơn, dù gió giật và điều kiện thời tiết thay đổi thường xuyên vẫn là thử thách đối với phi công. Du khách cũng vẫn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ và không kém phần hồi hộp khi hạ cánh ở đây. Ảnh: Oceanretreat.
Du lịch là ngành kinh tế chính của Madeira, hòn đảo thuộc quản lý của Bồ Đào Nha nhưng gần châu Phi hơn, chỉ cách bờ biển phía tây bắc châu Phi 500 km (310 dặm). Quê hương của Cristiano Ronaldo được xem là một trong những điểm đến tuyệt vời của châu Âu, nhờ khung cảnh thiên nhiên và nền văn hóa giàu bản sắc. Ảnh: Orbx.
An Ngọc