Săn loài 'hải sâm' trên bãi bồi, người dân kiếm tiền triệu mỗi ngày

Những ngày này, nhiều người dân ở Quảng Ngãi lại í ới gọi nhau đi đào bắt con sùng đất, một loại côn trùng được ví như 'hải sâm' trên cạn. Ngoài ra, sùng đất còn là loại 'xuân dược' nghìn năm tráng kiện, là vị thuốc mà đàn ông nơi đây tin dùng để duy trì khả năng phòng the của mình.

Mùa đào sùng đất bắt đầu từ khoảng đầu tháng 9 khi những đám đất trồng củ mì đã được thu hoạch xong và kéo dài đến hết tháng tháng 12 hàng năm thì chấm dứt.

Tuy chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian khá ngắn. Thế nhưng mùa đào sùng đất thu hút khá nhiều người dân các xã Hành Tín Đông và Hành Tín Tây (huyện Nghĩa Hành), Tịnh Giang (huyện Sơn Tịnh) và một số vùng lân cận của tỉnh Quảng Ngãi.

 Người dân các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi) rủ nhau ra bãi bồi các con sông lớn như sông Trà Khúc, sông Vệ… để đào sùng đất. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Người dân các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi) rủ nhau ra bãi bồi các con sông lớn như sông Trà Khúc, sông Vệ… để đào sùng đất. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Sùng đất thuộc loại côn trung thân mềm như nhộng nhưng có kích cỡ to hơn. Thân sùng đất có màu trắng đục, đầu màu vàng óng, phía dưới bụng có chân. Dù cùng loại, thế nhưng không như giống ở những nơi khác, sùng đất ở đây chỉ ăn rễ và củ mì (sắn), nên rất sạch. Với mùa màng, sùng là kẻ phá hoại. Nơi nào chúng đào hang làm ổ là nương mì ở đó bị chúng cắn tan tành gốc rễ, khiến cây chết khô.

Người dân chọn những khu đất trồng đậu phụng, bắp, khoai lang và đặc biệt là khoai mì (sắn) để đào. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Người dân chọn những khu đất trồng đậu phụng, bắp, khoai lang và đặc biệt là khoai mì (sắn) để đào. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Ông Phạm Lời (trú xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) tham gia đào sùng đất trên các bãi bồi dọc sông Vệ nhiều năm qua. Ông Lời cho biết, trước đây, chỉ có những chủ nương mì với nghĩ đến chuyện đào sùng với mục đích chủ yếu là tiêu diệt loại côn trùng chuyên gây hại mùa màng cho vụ sau. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, sùng trở thành món đặc sản ở các nhà hàng nên rất có giá. Vậy nên đợi đến mùa, ai cũng tranh thủ đi bắt.

“Tuy con này nhìn thấy ghê nhưng sống ở trên bãi bồi, ăn củ mì nên rất sạch, lại ngon và rất bổ. Vùng đất trồng khoai mì có nhiều sùng nhất, con sùng chỗ này cũng to và ngon hơn những vùng đất khác”, ông Lời chia sẻ.

Sùng sinh sôi ở độ sâu khoảng 20 cm dưới lớp đất phù sa. Sùng không để lại bất cứ dấu hiệu nào trên mặt đất, do đó muốn bắt phải đào từng lát đất liên tiếp nhau. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Sùng sinh sôi ở độ sâu khoảng 20 cm dưới lớp đất phù sa. Sùng không để lại bất cứ dấu hiệu nào trên mặt đất, do đó muốn bắt phải đào từng lát đất liên tiếp nhau. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Hằng ngày, những người đào sùng đất thường bắt đầu từ khoảng 6 giờ đến 10 giờ sáng và tiếp tục từ 14 giờ đến 17 giờ. Dụng cụ đào sùng rất đơn giản chỉ 1 cây cuốc và một cái xô. Sùng khi được đào lên người dân sẽ ngắt đít để rút phần ruột bỏ đi sau đó ngâm trong nước. Khi về nhà, sùng sẽ được làm sạch một lần nữa rồi luộc chín và bán cho các nhà hàng, quán nhậu với giá 300.000 đồng/kg. Sùng đất được chế biến thành các món nướng hoặc chiên vàng rất thơm ngon, bổ dưỡng.

Giá sùng đất hiện rất cao, lượng sùng trên bãi bồi khá nhiều nên rất đông người dân tham gia đào sùng kiếm thêm thu nhập. Nhiều người đào trúng khu đất có nhiều sùng sinh sống có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.

 Trung bình mỗi người bắt được 1- 3 kg sùng đất sau 2 - 3 giờ đào bới trên bãi bồi. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Trung bình mỗi người bắt được 1- 3 kg sùng đất sau 2 - 3 giờ đào bới trên bãi bồi. Ảnh: Nguyễn Ngọc

“Khu đất đó mới đào xong nhưng vài hôm đào lại vẫn có. Con sùng sinh sôi rất nhanh, bắt nó bán vừa có tiền vừa bảo vệ cây trồng vì đây là loài có hại. Trung bình mỗi ngày người nào đào giỏi thì cũng được tận 3-4 kg, bán cũng kiếm được tiền triệu”, chị Nguyễn Thị Vân (trú xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành) cho biết.

 Những ngày nghỉ, trẻ em cũng tham gia đào sùng đất để bán. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Những ngày nghỉ, trẻ em cũng tham gia đào sùng đất để bán. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Khác với vẻ ngoài xấu xí, sần sùi nhìn rất “ghê gớm”, thế nhưng sùng đất được ví như loại “hải sâm” trên cạn. Ngoài ra, sùng đất còn là loại “xuân dược” nghìn năm tráng kiện, là vị thuốc mà đàn ông nơi đây tin dùng để tăng cường sinh lực.

Giá sùng đất hiện rất cao, lượng sùng trên bãi bồi khá nhiều nên rất đông người dân tham gia đào sùng kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Giá sùng đất hiện rất cao, lượng sùng trên bãi bồi khá nhiều nên rất đông người dân tham gia đào sùng kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Khi được chế biến kiểu chiên, xào, nướng..., món sùng đất ăn rất ngon, có vị ngọt, béo, đầy bổ dưỡng. Vì thế, giá bán hiện từ 250.000 - 350.000 đồng/kg. Theo người dân Quảng Ngãi, ngoài việc săn sùng đất để ăn, bán mà việc săn sùng đất vừa có thêm thu nhập và cũng là cách tiêu diệt côn trùng gây hại hoa màu cho những vụ mùa sau.

Nguyễn Ngọc

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/ban-doc/san-loai-hai-sam-tren-bai-boi-nguoi-dan-kiem-tien-trieu-moi-ngay-1761985.tpo