'Săn' mật giữa rừng U Minh Hạ

Ăn ong non chấm mật, 'thứ mật màu vàng cam, trong vắt, ngọt nhẹ, đặc biệt thơm ngát hương hoa tràm' - Lời giới thiệu nghe đã 'chảy nước miếng' ấy khiến tôi quyết định theo chân thợ 'săn' ong rừng U Minh Hạ.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ có diện tích hơn 8.000ha với nhiều loài động thực vật phong phú và đa dạng. Đặc biệt là cây tràm, loài cây phổ biến của rừng không những có hoa thơm ngát mà còn sinh ra nguồn mật dồi dào thu hút loài ong về hút mật và xây tổ. Với điều kiện lý tưởng đó dần dần hình thành nên nhiều tổ ong tự nhiên ở rừng U Minh Hạ.

Hơn 20 năm “làm nhà” cho ong

Anh Hoàng chở xuồng máy đưa tôi len qua thảm bèo dày đặc, đi giữa ngút ngàn lau sậy bung cờ trắng xóa, tiến vào vùng xanh thăm thẳm của khu rừng tràm.

Anh Hoàng chở xuồng máy đưa tôi len qua thảm bèo dày đặc, đi giữa ngút ngàn lau sậy bung cờ trắng xóa, tiến vào vùng xanh thăm thẳm của khu rừng tràm.

Hai thợ ong đồng ý cho tôi bám chân là anh Phạm Duy Khanh - chủ khu du lịch sinh thái cộng đồng Mười Ngọt ở ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) và anh Huỳnh Vũ Hoàng (39 tuổi, ngụ cùng xã), người đã có 25 năm gắn bó với rừng U Minh, cha truyền con nối ở “vùng đất cuối trời”.

Anh Hoàng mang theo dao, bó đuốc và đội mũ lưới xuống tận cổ để bảo hộ, tránh trường hợp bị ong tấn công.

Anh Hoàng mang theo dao, bó đuốc và đội mũ lưới xuống tận cổ để bảo hộ, tránh trường hợp bị ong tấn công.

Để chuẩn bị cho chuyến “săn” mật, anh Khanh và anh Hoàng mang theo dao, bó đuốc và đội mũ lưới xuống tận cổ. Sau đó, anh Hoàng chạy xuồng máy đưa tôi len qua thảm bèo dày đặc, đi giữa ngút ngàn lau sậy bung cờ trắng xóa, tiến vào vùng xanh thăm thẳm của khu rừng tràm rộng tới 100ha, nơi có khoảng 1.000 kèo ong.

Anh Khanh cho biết:“Trước mùa hoa tràm nở, người thợ gác kèo ong bằng kinh nghiệm sẽ làm kèo gác, đón đúng hướng thì ong cứ về làm tổ và cho những dòng mật ngọt ngào. Cứ như vậy, quanh năm, người U Minh cần mẫn vào rừng thu hoạch”.

Khi đến gần tổ ong, anh Khanh và anh Hoàng khẽ đưa đuốc cuốn bằng xơ dừa rồi thổi qua lại, khói tỏa ra nhưng không gây ngạt, vài con ong bắt đầu bay ra khỏi tổ.

Khi đến gần tổ ong, anh Khanh và anh Hoàng khẽ đưa đuốc cuốn bằng xơ dừa rồi thổi qua lại, khói tỏa ra nhưng không gây ngạt, vài con ong bắt đầu bay ra khỏi tổ.

Khi đến gần tổ ong dài cả mét, anh Hoàng khẽ đưa đuốc cuốn bằng xơ dừa rồi thổi và quơ qua lại, khói tỏa ra nhưng không gây ngạt, vài con ong bắt đầu bay ra khỏi tổ. Vừa làm, anh vừa nói,“săn”ong đi vào sáng sớm là tốt nhất vì còn sương đọng trên lá, an toàn về phòng cháy, chữa cháy và buổi sáng ong chưa hoạt động nhiều. Chỉ mất vài phút, anh Hoàng cùng anh Khanh lấy con dao cắt từng miếng tổ ong xuống. Mật ong đặc quánh, vàng óng, tỏa hương thơm ngào ngạt. “Làm nghề này mà bị ong đánh là chuyện thường. Năm 15 tuổi, tôi đã theo cha đi “săn” ong và không ít lần bị ong đánh nên cũng sợ lắm…” - anh Hoàng vui vẻ kể.

Chỉ mất vài phút, anh Khanh và anh Hoàng lấy con dao cắt từng miếng ong xuống. Lúc này, mật ong đặc quánh, vàng óng, tỏa hương thơm ngào ngạt.

Chỉ mất vài phút, anh Khanh và anh Hoàng lấy con dao cắt từng miếng ong xuống. Lúc này, mật ong đặc quánh, vàng óng, tỏa hương thơm ngào ngạt.

Gác kèo ong là một nghệ thuật và người thợ phải vận dụng tất cả kinh nghiệm, kỹ năng để đẽo gọt cây kèo và chọn vị thế hợp lý (còn gọi là trảng) sao cho thu hút đàn ong về xây tổ. Đối với nghề gác kèo ong, việc chọn trảng là vô cùng quan trọng. Kèo ong có thể được làm từ cây cau, cây bình bát… nhưng anh Hoàng thường chọn cây bình bát, do cây nhanh khô, vỏ cây ít mủ nên tỷ lệ gác kèo thường đạt 40 – 50% so với các cây khác. Nơi chọn trảng để gác kèo ong phải rộng, thoáng và phải có ánh nắng len lỏi vào thân kèo. Ngoài ra, cây kèo không bị ẩm mốc. Vị trí đặt kèo trụ cao nhất cao khoảng 2,6m và trụ thấp nhất khoảng 1,4m (hướng kèo gác phải dóc) để có tỷ lệ mật được nhiều hơn, nếu gác kèo ngang thì mật đạt không cao. Thời gian ong xây tổ đến thời điểm thu hoạch khoảng 15- 20 ngày.

Từ tháng 11 âm lịch kéo dài tới tháng 3 âm lịch là mùa “săn” ong chính trong năm. Trung bình, mỗi tổ ong cho khoảng 3-5 lít, tổ to thì tới hơn 10 lít mật.

Gác kèo ong - “nghề cha truyền con nối”

Thợ “săn ong” chuyên nghiệp họ không lấy hết phần tổ ong mà chỉ cắt khoảng 3/4 hoặc 4/5 tổ ong (tùy vào tổ lớn hoặc nhỏ) để ong có thể tiếp tục xây tổ trên nền tổ đã được cắt đi.

Thợ “săn ong” chuyên nghiệp họ không lấy hết phần tổ ong mà chỉ cắt khoảng 3/4 hoặc 4/5 tổ ong (tùy vào tổ lớn hoặc nhỏ) để ong có thể tiếp tục xây tổ trên nền tổ đã được cắt đi.

Những người “săn” ong chuyên nghiệp “thợ” không lấy hết phần tổ ong mà chỉ cắt khoảng 3/4 hoặc 4/5 tổ ong tùy vào tổ lớn hoặc nhỏ để ong có thể tiếp tục xây tổ trên nền tổ đã được cắt đi. “Tổ ong sau khi được thu hoạch mang về có thể chế biến thành nhiều món ăn như: ong non nấu cháo, chiên bột, làm gỏi, mắm ong,.... Đặc biệt phấn ong có công dụng phục hồi sức khỏe rất có tác dụng cho người già, người suy nhược cơ thể. Sáp ong là phần xác tổ ong sau khi đã vắt sạch mật, có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất đèn cầy, đèn thắp sáng…” - anh Hoàng chia sẻ.

Ong non còn dùng chế biến các món ăn: lăn bột chiên, gỏi ong…

Ong non còn dùng chế biến các món ăn: lăn bột chiên, gỏi ong…

Nghề gác kèo ong ở U Minh con nối nên không phải ai làm người gác kèo giỏi cần phải có kỹ thuật, kinh nghiệm và bí quyết gia truyền. Nghề gác kèo mang đến cho đời nhiều mật ngọt và sinh ra nhiều thế hệ “nghệ nhân” lão luyện, có kinh nghiệm và tri thức, tâm huyết với nghề, yêu rừng và đàn ong.

Anh Trần Công Hoàng (du khách đến từ Quận 1, TP. Hồ Chí Minh), theo tôi “săn” ong chia sẻ: “Lần đầu tôi tận mắt chứng kiến quy trình lấy mật ong, thưởng thức ngay tại chỗ giữa không gian mênh mông rừng tràm cảm giác rất khác lạ, rất đặc biệt. Tôi nghĩ những hoạt động này sẽ rất cuốn hút với những người đam mê khám phá tìm hiểu về vùng đất con người Cà Mau”.

Mật ong rừng U Minh Hạ là đặc sản Cà Mau, nổi tiếng với chất lượng khó nơi nào sánh được.

Mật ong rừng U Minh Hạ là đặc sản Cà Mau, nổi tiếng với chất lượng khó nơi nào sánh được.

Những người đi theo “săn ong” sẽ tận mắt nhìn cách khai thác mật ong rừng thiên nhiên, được nếm những giọt mật thơm lừng do chính tay mình vắt từ tổ ong mùi thơm đặc trưng của mật ong thiên nhiên và vị ngọt thanh trên đầu lưỡi, quả là có một sức hấp dẫn nhất là khi được thưởng thức ngay trong rừng.

Bảo tồn và phát huy giá trị của nghề gác kèo ong

Ông Trần Hiếu Hùng – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, cho biết: “Nghề gác kèo ong là một trong những nghề rất đặc biệt được truyền từ đời này, sang đời khác và là một trong những nét văn hóa đặc sắc của cư dân vùng rừng tràm U Minh Hạ. Nghề gác kèo ong đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 4613/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019. Để tiếp tục phát huy di sản đó, Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau tổ chức các lớp tập huấn, truyền nghề, học tập trao đổi kinh nghiệm để góp phần duy trì và phát huy nghề truyền thống của người dân nơi đây. Đồng thời tuyên truyền, quảng bá hình ảnh vùng đất và con người U Minh đến với du khách trong và ngoài nước về sản phẩm du lịch trải nghiệm đi “săn” độc đáo của rừng U Minh Hạ”.

Trọng Nghĩa

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/san-mat-giua-rung-u-minh-ha-post465145.html