San phẳng ngọn núi để tìm cỗ quan tài ngâm nước suốt trăm năm: Chuyên gia kinh ngạc khi nhìn bên trong

30 năm sau ngày phát hiện, đoàn khảo cổ mới được phép khám phá lăng mộ này.

Chủ nhân ngôi mộ là cháu gái hoàng đế Chu Nguyên Chương!

Ngôi mộ của cháu gái hoàng đế Chu Nguyên Chương được tìm thấy trên núi Đoàn tại thị trấn Ô Sơn, huyện Lật Thủy, thành phố Nam Kinh, thuộc tỉnh Giang Tô vào năm 1974 khi đội xây dựng đang đào móng xây dựng bệnh viện mới.

Ngôi mộ đã bị ngập trong nước tới 3,5 m và nằm rất sâu trong lưng chừng núi. Vì điều kiện không cho phép nên đoàn chuyên gia khảo cổ từ bảo tàng Nam Kinh đã quyết định không khai quật và hoàn thổ.

Mãi cho tới 30 năm sau, tức là vào năm 2004, đoàn chuyên gia mới có cơ hội quay lại khám phá lăng mộ.

Dù đã tìm được một lần, nhưng do điều kiện không cho phép, các chuyên gia buộc phải hoàn thổ và dừng khai quật. Ảnh: Kknews.

Dù đã tìm được một lần, nhưng do điều kiện không cho phép, các chuyên gia buộc phải hoàn thổ và dừng khai quật. Ảnh: Kknews.

Được sự cho phép của Cục Di Sản Văn Hóa Quốc gia, đoàn khảo cổ của Bảo tàng Nam Kinh đã sử dụng một máy bơm công suất lớn. Nhưng dù họ mất rất nhiều thời gian vẫn không thể nào bơm hết được nước ra khỏi lăng mộ của cháu gái hoàng đế Chu Nguyên Chương.

Họ phát hiện ra rằng, nước trong lăng mộ vốn xuất phát từ một con suối trên đỉnh múi. Do các trận động đất đã xảy ra trong suốt mấy trăm năm trên núi Đoàn đã khiến lăng mộ bị nứt và nước theo đó mà ngấm vào. Cuối cùng, nhóm khảo cổ quyết định san phẳng cả ngọn núi để thuận tiện cho việc khai quật.

Sau khi làm sạch, tổng thể lăng mộ mới hoàn toàn lộ diện, đây vốn là một lăng mộ bằng gạch, có chiều dài hơn 14 m, chiều rộng hơn 6 m và diện tích hơn 54 m2. Lăng mộ được thiết kế rất khác biệt, bên trong có một bức tường gạch chia lăng mộ thành 2 nửa nhưng lại có cửa thông nhau.

Điều khiến đội khảo cổ ngạc nhiên tột độ đó là bên trong lăng mộ có đến 2 cỗ quan tài. Ban đầu, họ chưa hiểu lý do cho việc đặt 2 cỗ quan tài này cho đến khi tìm hiểu về nhân vật cháu gáihoàng đế Chu Nguyên Chương.

Các chuyên gia nhận định, thiết kế này không chỉ dùng để phân biệt và còn để sau khi chết, cặp chủ nhân ngôi mộ có thể gặp nhau.

Tuy nhiên lăng mộ có dấu hiệu bị trộm trước đó nên các di vật văn hóa còn lại không nhiều. Các chuyên gia chỉ tìm được 13 miếng ngọc bích, 2 chiếc nhẫn vàng và 2 bát sứ trắng ở bên trong lăng mộ.

Lăng mộ của công chúa Hàm Ninh và chồng cuối cùng đã được cứu khỏi tình trạng ngập nước. Ảnh: Kknews.

Lăng mộ của công chúa Hàm Ninh và chồng cuối cùng đã được cứu khỏi tình trạng ngập nước. Ảnh: Kknews.

Căn cứ theo văn bia trong mộ, chủ nhân của lăng mộ chính là Hàm Ninh công chúa cùng chồng của mình là Tống Anh. Hàm Ninh công chúa là cháu gái của hoàng đế Chu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ) được gả cho Tống Anh là con trai của Tây Ninh Hầu Tống Thịnh.

Theo ghi chép trong cuốn "Minh sử liệt truyện đệ cửu", lúc sinh thời, cháu gái hoàng đế Chu Nguyên Chương và chồng sống rất hạnh phúc. Tuy nhiên vào năm 1440 sau Công Nguyên, công chúa đột ngột lâm bệnh và qua đời.

10 năm sau đó, chồng của công chúa là Tống Anh cũng qua đời trong một trận chiến. Sau đó, con trai của họ đã đưa hài cốt của hai người về chôn cất tại cùng một lăng mộ.

Theo Nguyệt Phạm/Báo Tổ quốc

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/san-phang-ngon-nui-de-tim-co-quan-tai-ngam-nuoc-suot-tram-nam-chuyen-gia-kinh-ngac-khi-nhin-ben-trong/20210622081747916