'Sạn' phim Tây Du Ký 1986: Hóa ra huyền thoại truyền hình cũng mắc nhiều lỗi ngớ ngẩn thế này

Khán giả soi được nhiều 'sạn' dở khóc dở cười trong Tây Du Ký phiên bản 1986 của Lục Tiểu Linh Đồng.

Dù được làm lại với nhiều phiên bản, song Tây Du Ký (1986) vẫn được xem là bản phim huyền thoại, là tuổi thơ của nhiều thế hệ khán giả. Thời điểm lên sóng, phim nhận được sự đón nhận của đông đảo khán giả trong và ngoài nước, được chính phủ nước này xếp vào danh sách 30 phim có ảnh hưởng nhất trong lịch sử truyền hình Trung Quốc.

Được chuyển thể từ tiểu thuyết ăn khách của Ngô Thừa Ân, Tây Du Ký quy tụ dàn diễn viên gạo cội của màn ảnh Trung Quốc: Lục Tiểu Linh Đồng, Từ Thiếu Hoa, Mã Đức Hoa, Châu Long Quảng, Tả Đại Phân, Diêm Hoài Lễ,... Phim được nhận xét là không có nhiều lỗ hổng về diễn xuất bởi dàn diễn viên từ chính đến phụ đều có màn thể hiện rất tròn trịa.

Quay theo hình thức “cuốn chiếu” từ năm 1982, hoàn thành vào 6 năm sau đó, đến 1986, những tập đầu của phim đã lên sóng trên CCTV và nhanh chóng lập rating “khủng”. Dù được xem như một huyền thoại truyền hình của nhân loại, song Tây Du Ký vẫn tồn đọng nhiều “sạn” phim ngớ ngẩn, chủ yếu liên quan đến các sơ suất trong sản xuất, hậu kỳ.

1. Ê-kíp làm phim nhiều lần lọt vào khung hình

Quay phim (góc phải) và một người đàn ông mặc đồ hiện đại (bên trái) lọt hẳn vào khung hình.

Quay phim (góc phải) và một người đàn ông mặc đồ hiện đại (bên trái) lọt hẳn vào khung hình.

Ở phân cảnh một nhân vật sắp ngã, cánh tay của nhân viên đoàn phim đang chuẩn bị đỡ người này từ phía sau cũng được ghi lại.

Ở phân cảnh một nhân vật sắp ngã, cánh tay của nhân viên đoàn phim đang chuẩn bị đỡ người này từ phía sau cũng được ghi lại.

Nhân viên hậu kỳ dùng tấm hắt sáng quá lộ liễu.

Nhân viên hậu kỳ dùng tấm hắt sáng quá lộ liễu.

2. Đạo diễn Dương Khiết bỗng dưng làm "cameo" cho phim

Bắt gặp đạo diễn Dương Khiết xuất hiện trong phim với chiếc kính râm, lúc này, bà đang chỉ đạo sản xuất. Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông sau khi phim chiếu, Dương Khiết bày tỏ sự thích thú khi làm "cameo" bất đắc dĩ trong phim của mình.

Bắt gặp đạo diễn Dương Khiết xuất hiện trong phim với chiếc kính râm, lúc này, bà đang chỉ đạo sản xuất. Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông sau khi phim chiếu, Dương Khiết bày tỏ sự thích thú khi làm "cameo" bất đắc dĩ trong phim của mình.

3. Đường Tăng và dàn diễn viên để lộ áo sơ mi, sweater dù đang trong tạo hình cổ trang

Thổ Địa để lộ tay áo thu đông, có vẻ như thời tiết ở phim trường khá lạnh.

Thổ Địa để lộ tay áo thu đông, có vẻ như thời tiết ở phim trường khá lạnh.

Đường Tăng để lộ áo sơ mi bên trong.

Đường Tăng để lộ áo sơ mi bên trong.

4. Ống nước, nắp cống xuất hiện trong khung hình

Dù là phim cổ trang nhưng Tây Du Ký vẫn có ống nước cực hiện đại.

Dù là phim cổ trang nhưng Tây Du Ký vẫn có ống nước cực hiện đại.

Nắp cống xuất hiện sau lưng Đường Tăng.

Nắp cống xuất hiện sau lưng Đường Tăng.

5. Vách đá mà cứ ngỡ đệm bông, chạm vào là lún

Ở một cảnh quay trên tiên giới, vách đá bị lún xuống sau khi Tôn Ngộ Không chạm tay vào. Theo chia sẻ của nhân viên đoàn phim, những cảnh quay này được thực hiện trong studio, gặp nhiều khó khăn trong việc dàn dựng.

Ở một cảnh quay trên tiên giới, vách đá bị lún xuống sau khi Tôn Ngộ Không chạm tay vào. Theo chia sẻ của nhân viên đoàn phim, những cảnh quay này được thực hiện trong studio, gặp nhiều khó khăn trong việc dàn dựng.

6. Phim cổ trang nhưng lại xuất hiện đồng hồ đeo tay hiện đại

Xuất hiện cánh tay đang mang đồng hồ đeo tay trong phim.

Xuất hiện cánh tay đang mang đồng hồ đeo tay trong phim.

7. Hồng Hài Nhi dùng băng dính dán mũi giáo vào chân

Ở phần cảnh Hồng Hài Nhi chịu phạt, có thể thấy một mũi giáo đang được dán sẵn vào chân cậu thay vì đệm ngồi.

Ở phần cảnh Hồng Hài Nhi chịu phạt, có thể thấy một mũi giáo đang được dán sẵn vào chân cậu thay vì đệm ngồi.

8. Đinh Ba - vũ khí của Trư Bát Giới thay đổi qua từng tập phim

Binh khí mà "lão Trư" mang theo bên mình được phát hiện có hình dạng khác nhau qua các cảnh quay. Trư Bát Giới chịu đầu tư đến vậy sao?

Binh khí mà "lão Trư" mang theo bên mình được phát hiện có hình dạng khác nhau qua các cảnh quay. Trư Bát Giới chịu đầu tư đến vậy sao?

Dù tồn đọng một số điểm trừ về khâu sản xuất, ghi hình và hậu kỳ song khán giả cho rằng những lỗi này không đáng để chỉ trích, nếu so với cả một dự án lớn như Tây Du Ký. Chưa kể, phim được ghi hình từ năm 1982, lúc kỹ xảo truyền hình còn chưa phát triển. Các cảnh bay lượn, nhả khói, phun lửa được sản xuất thủ công 100% nên phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện, chỉnh sửa.

Tại Việt Nam, Tây Du Ký được chiếu vào những năm 1990 với phiên bản lồng tiếng. Với số lần phát lại không đếm xuể, phim trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của khán giả thuộc nhiều thế hệ, nhiều ngành nghề trong xã hội.

Tôn Nghệ Trân

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/dien-anh/san-phim-tay-du-ky-1986-huyen-thoai-truyen-hinh-mac-nhieu-loi-vay-202304222323117748.html