Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thủy văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Theo đó, để tiếp tục chủ động trước mọi tình huống thiên tai đã được dự báo, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra, trong Công văn số 8352/UBND-NNTN, ngày 7/10, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, TP Cà Mau chủ động rà soát các nhiệm vụ được giao tại các phương án ứng phó với thiên tai cấp tỉnh. Qua đó, khẩn trương thống kê, kiểm tra, chủ động chuẩn bị nhân lực, vật lực từ cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị... và các điều kiện cần thiết khác, sẵn sàng phục vụ công tác ứng phó khi có tình huống thiên tai xảy ra.

Thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo nhân lực, vật lực thực hiện nhiệm vụ ứng phó thiên tai thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; trưởng ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo các điều kiện ứng phó, xử lý khi có thiên tai xảy ra.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình, kịp thời điều chỉnh và hướng dẫn các địa phương thực hiện lịch thời vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình, kịp thời điều chỉnh và hướng dẫn các địa phương thực hiện lịch thời vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực.

Ngoài ra, trong công văn nói trên, Chủ tịch UBND tỉnh còn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các ngành, địa phương thực hiện việc rà soát, kiểm tra, thống kê nhân lực, vật lực phục vụ công tác phòng, chống thiên tai phù hợp với dự báo tình hình thời tiết từ nay đến cuối năm; đồng thời, tham mưu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh tổ chức kiểm tra việc thực hiện điều chỉnh kế hoạch, rà soát, bố trí nhân lực, vật lực của các ngành, các cấp.

Theo dõi sát tình hình thực tế, thông tin dự báo thời tiết, thiên tai để kịp thời điều chỉnh và hướng dẫn các địa phương thực hiện điều chỉnh lịch thời vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực; kịp thời hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ sản xuất, nhất là khi thực hiện điều chỉnh lịch thời vụ. Phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan chuẩn bị sẵn sàng phương án hỗ trợ người dân thu hoạch, tiêu thụ nông sản, thủy sản trong trường hợp phải thu hoạch sớm để tránh thiệt hại. Tập trung kiểm tra, vận hành các công trình thủy lợi, đê điều, để kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố, đảm bảo đủ khả năng ngăn triều cường, tiêu thoát nước chống ngập úng.

“Tập trung kiểm tra, vận hành các công trình thủy lợi, đê điều, để kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố, đảm bảo đủ khả năng ngăn triều cường, tiêu thoát nước chống ngập úng” là một trong những nội dung quan trọng trong công văn chỉ đạo của UBND tỉnh.

“Tập trung kiểm tra, vận hành các công trình thủy lợi, đê điều, để kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố, đảm bảo đủ khả năng ngăn triều cường, tiêu thoát nước chống ngập úng” là một trong những nội dung quan trọng trong công văn chỉ đạo của UBND tỉnh.

Sở Công thương chỉ đạo kiểm tra hệ thống lưới điện, bảo đảm vận hành an toàn hệ thống truyền tải, cung cấp điện cho các cơ quan trọng điểm khi có thiên tai xảy ra, sẵn sàng ứng phó, khôi phục nhanh nhất hệ thống lưới điện trong trường hợp bị ảnh hưởng lớn do bão, ATNÐ. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cơ quan, đoàn thể tỉnh sẵn sàng huy động, tổ chức trợ giúp, cung ứng hàng hóa (chất đốt, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết khác...) cho người dân phải sơ tán, di dời tránh thiên tai, cứu trợ người dân vùng bị thiệt hại do thiên tai, không để người dân thiếu lương thực, thực phẩm.

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với sở, ngành, địa phương, đơn vị chức năng, tiếp tục rà soát, duy tu, sửa chữa kịp thời các tuyến đường bị hư hỏng; cắm biển cảnh báo các tuyến đường bị ngập, có vị trí nguy hiểm; rà soát số lượng phương tiện, trang thiết bị, tuyến đường thủy, bộ di chuyển nhanh, an toàn, sẵn sàng huy động, đưa người dân sơ tán theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra công tác chuẩn bị sẵn sàng đảm bảo liên lạc thông suốt khi xảy ra thiên tai. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng kiểm tra, chuẩn bị các điều kiện về thông tin liên lạc, lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, sẵn sàng tham gia hoạt động ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển, đảo; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương có liên quan kiểm tra việc đảm bảo các điều kiện an toàn cho người và phương tiện của người dân trước khi ra biển hoạt động; phối hợp, giữ thông tin liên lạc với các lực lượng trên biển, sẵn sàng liên hệ, đề nghị hỗ trợ khi có yêu cầu.

Ðối với UBND các huyện, TP Cà Mau, chỉ đạo các ngành cấp huyện, chính quyền cấp xã thực hiện việc rà soát, kiểm tra, thống kê nhân lực, vật lực phục vụ công tác phòng, chống thiên tai phù hợp với dự báo tình hình thời tiết từ nay đến cuối năm. Ðồng thời, kiểm tra việc thực hiện điều chỉnh kế hoạch, rà soát, bố trí nhân lực, vật lực đảm bảo cho công tác phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.

Kiểm tra việc chằng chống nhà ở của các hộ dân thuộc diện phải chằng chống nhà ở theo phương án được duyệt, kịp thời hỗ trợ nhân lực, vật tư đối với những hộ thuộc diện được hỗ trợ. Kiểm tra các điểm dự kiến di dời, sơ tán dân đến, trong đó chú trọng công tác đảm bảo ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cho người dân; đặc biệt, đối với những công trình không đảm bảo an toàn, tuyệt đối không đưa vào danh sách điểm sơ tán. Kiểm tra công tác hiệp đồng với các đơn vị, doanh nghiệp đảm bảo cung ứng vật tư, nhu yếu phẩm, lương thực, phương tiện, người điều khiển phục vụ công tác di dời, sơ tán dân khi có thiên tai...

Ðể kịp thời ứng phó với các tình huống thiên tai, tỉnh đã xây dựng 4 phương án theo các loại hình thiên tai có khả năng xảy ra trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, Phương án số 01/PA-BCH về ứng phó với sạt lở đất, sụt lún; Phương án số 02/PA-BCH về ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, ngập lụt, nước dâng; Phương án số 03/PA-BCH về ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển; Phương án số 04/PA-BCH về ứng phó với bão mạnh, siêu bão.

Nguyễn Phú

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/san-sang-nhan-luc-vat-luc-ung-pho-thien-tai-a34890.html