Săn 'tôm bay' kiếm tiền triệu giữa mùa nắng nóng

Từ sáng sớm, người dân Nghệ An vượt gần 100km sang Hà Tĩnh để săn 'tôm bay'. Công việc tuy vất vả giữa trời nắng như 'đổ lửa' nhưng giúp họ mang về nguồn thu nhập cao.

Thời gian gần đây khi những đồng lúa đang vào vụ thu hoạch, từ sáng sớm những thợ săn bắt châu chấu, cào cào ở Nghệ An vượt gần 100km sang Hà Tĩnh để "hành nghề". Loại côn trùng này dân gian gọi là "tôm bay".

Thời gian gần đây khi những đồng lúa đang vào vụ thu hoạch, từ sáng sớm những thợ săn bắt châu chấu, cào cào ở Nghệ An vượt gần 100km sang Hà Tĩnh để "hành nghề". Loại côn trùng này dân gian gọi là "tôm bay".

Theo các thợ săn, bắt loại côn trùng này thường có hai cách. Thứ nhất là dùng xe máy gắn phía sau hai chiếc vợt cỡ lớn rồi chạy trên các trục đường nội đồng. Vợt bắt "tôm bay" rất đơn giản, chỉ cần loại có miệng rộng khoảng 60x70 cm, túi vợt dài 1,5 m gắn phía sau xe máy.

Theo các thợ săn, bắt loại côn trùng này thường có hai cách. Thứ nhất là dùng xe máy gắn phía sau hai chiếc vợt cỡ lớn rồi chạy trên các trục đường nội đồng. Vợt bắt "tôm bay" rất đơn giản, chỉ cần loại có miệng rộng khoảng 60x70 cm, túi vợt dài 1,5 m gắn phía sau xe máy.

Nghề săn "tôm bay" này bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Theo kinh nghiệm của người dân, muốn dễ bắt loài này phải chờ khi hết sương, bởi khi thân cây lúa đang dính sương cào cào sẽ bị dính lại khó thể bật nhảy và bay.

Nghề săn "tôm bay" này bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Theo kinh nghiệm của người dân, muốn dễ bắt loài này phải chờ khi hết sương, bởi khi thân cây lúa đang dính sương cào cào sẽ bị dính lại khó thể bật nhảy và bay.

Anh Hồ Văn Công (ở Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho biết, vợ chồng anh cùng 2 người hàng xóm thức dậy từ 3 giờ sáng, sau khi chuẩn bị xong đồ nghề lên xe máy vượt gần 100km vào huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) để bắt châu chấu. Đều đặn gần 1 tháng qua, công việc của vợ chồng anh và 2 người cộng sự là dậy đi từ sáng sớm và về đến nhà khi chiều muộn.

Anh Hồ Văn Công (ở Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho biết, vợ chồng anh cùng 2 người hàng xóm thức dậy từ 3 giờ sáng, sau khi chuẩn bị xong đồ nghề lên xe máy vượt gần 100km vào huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) để bắt châu chấu. Đều đặn gần 1 tháng qua, công việc của vợ chồng anh và 2 người cộng sự là dậy đi từ sáng sớm và về đến nhà khi chiều muộn.

Theo anh Công, cào cào được thương lái mua với giá rất cao, trung bình từ 200.000- 250.000 đồng/kg. Có mùa, vợ chồng anh kiếm được cả trăm triệu đồng, riêng mùa này đi khoảng 20 ngày đã kiếm được 50 triệu đồng.

Theo anh Công, cào cào được thương lái mua với giá rất cao, trung bình từ 200.000- 250.000 đồng/kg. Có mùa, vợ chồng anh kiếm được cả trăm triệu đồng, riêng mùa này đi khoảng 20 ngày đã kiếm được 50 triệu đồng.

Những lần vợt cào cào xong, người dân sẽ đổ vào một chiếc túi lưới để đựng, rồi phân lựa từng loại. Sau đó vận chuyển đến các thành phố lớn tiêu thụ, chế biến thành món ăn đặc sản hoặc bán cho người nuôi chim. Vì là loài có chất dinh dưỡng tốt cho chim nên được nhiều người tìm mua, làm ngày nào về bán hết ngày đó.

Những lần vợt cào cào xong, người dân sẽ đổ vào một chiếc túi lưới để đựng, rồi phân lựa từng loại. Sau đó vận chuyển đến các thành phố lớn tiêu thụ, chế biến thành món ăn đặc sản hoặc bán cho người nuôi chim. Vì là loài có chất dinh dưỡng tốt cho chim nên được nhiều người tìm mua, làm ngày nào về bán hết ngày đó.

Nghề săn bắt đặc sản "tôm bay" như thế này không ảnh hưởng gì đến cây lúa, mà còn góp phần bảo vệ mùa màng nên đi đến đâu cũng được người dân địa phương ủng hộ.

Nghề săn bắt đặc sản "tôm bay" như thế này không ảnh hưởng gì đến cây lúa, mà còn góp phần bảo vệ mùa màng nên đi đến đâu cũng được người dân địa phương ủng hộ.

Video Săn 'tôm bay' giữa nắng nóng

Nguyễn Sơn

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/san-tom-bay-kiem-tien-trieu-giua-mua-nang-nong-16923060215481021.htm