Sáng 14/10, bão số 8 vào vùng biển từ Nam Định đến Quảng Bình, gió giật cấp 10

Đến 10 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão số 8 ở khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Nam Định đến Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 8 nên ở trạm đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11, trạm đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8, tại Cửa Ông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9.

Vào 22 giờ hôm nay (13/10), vị trí tâm bão số 8 ở khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Tây Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Thanh Hóa khoảng 350km, cách Nghệ An khoảng 360km, cách Hà Tĩnh khoảng 290km.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào vùng biển phía Nam Vịnh Bắc Bộ và có khả năng tiếp tục suy yếu dần về cường độ.

Đến 10 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Nam Định đến Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau là một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Ghi nhận chiều 13/10, tàu thuyền của ngư dân Nghệ An đã vào luồng lạch để tránh bão. Ảnh: Thu Hiền

Ghi nhận chiều 13/10, tàu thuyền của ngư dân Nghệ An đã vào luồng lạch để tránh bão. Ảnh: Thu Hiền

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 16,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 112,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền:

Từ đêm nay (13/10) đến ngày mai (14/10), ở vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9; một số nơi ở phía Bắc hoàn lưu bão có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10 do kết hợp với không khí lạnh.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ:

Ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11; sóng biển cao từ 3,0-5,0m, biển động rất mạnh.

Ven biển các tỉnh từ Thái Bình đến Nghệ An cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3-0,5m, kết hợp với triều cường gây ngập úng tại các khu vực trũng, thấp vào sáng ngày 14/10.

Đêm nay (13/10), ở khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động.

Cảnh báo mưa lớn: Từ đêm nay (13/10) đến đêm 15/10, ở khu vực Bắc Bộ và Quảng Trị có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-150mm, có nơi trên 200mm; khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 150-250mm, có nơi trên 250mm. Đề phòng nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

Từ ngày 16/10 đến ngày 19/10, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với vùng áp thấp có khả năng xuất hiện trên dải hội tụ nhiệt đới nên ở khu vực Trung Bộ tiếp tục có khả năng xảy ra mưa to đến rất to.

Nghệ An, Hà Tĩnh lên phương án sơ tán người dân

Để sẵn sàng ứng phó với diễn biến của bão, tỉnh Nghệ An đã ra công điện gửi các đơn vị địa phương rà soát phương án ứng phó và triển khai công tác phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Đặc biệt, Nghệ An đã lên phương án sơ tán 16.200 người dân đảm bảo an toàn.

Ghi nhận chiều 13/10, nhiều tàu thuyền của ngư dân Nghệ An đã vào luồng lạch để tránh bão. Các ki-ốt kinh doanh của tiểu thương trên bãi biển Cửa Lò đã đóng kín cửa.

Những bao cát, bàn ghế được tiểu thương dùng để che chắn trước cửa ki ốt.

Một chủ nhà hàng trên bãi biển Cửa Lò chằng néo ki-ốt để chống bão.

Một chủ nhà hàng trên bãi biển Cửa Lò chằng néo ki-ốt để chống bão.

Cố định dây chắc chắn để đảm bảo mái tôn không bị bay khi mưa bão về

Cố định dây chắc chắn để đảm bảo mái tôn không bị bay khi mưa bão về

Ngày 13/10, người dân vùng ven biển Hà Tĩnh đã lên phương án để phòng chống bão số 8 (bão Kompasu). Ghi nhận tại xã Xuân Liên (huyện Nghi Xuân), Đồn biên phòng Lạch Kèn đã huy động lực lượng hỗ trợ người dân chằng néo lại nhà cửa.

Thượng tá Trần Đức Phúc - Đồn trưởng Đồn biên phòng Lạch Kèn (đóng tại Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị đã chuẩn bị phương tiện ca nô cao tốc và các phương án sẵn sàng di dời dân đến nơi an toàn khi có lệnh. Ngoài ra cử lực lượng ứng trực tại các xã địa bàn ven biển sẵn sàng hỗ trợ nhân dân phòng chống bão, ngập lụt.

Hiện Hà Tĩnh có 150 hồ đập hư hỏng, xuống cấp chưa được sửa chữa, khi mưa lớn kéo dài dẫn tới nguy cơ cao xảy ra sự cố. Để đảm bảo an toàn cho người dân, các địa phương sẵn sàng phương án sơ tán 2.349 hộ với 8.024 người vùng hạ du.

Tại xã Xuân Liên (huyện Nghi Xuân), Đồn biên phòng Lạch Kèn đã huy động lực lượng hỗ trợ người dân chằng néo lại nhà cửa.

Tại xã Xuân Liên (huyện Nghi Xuân), Đồn biên phòng Lạch Kèn đã huy động lực lượng hỗ trợ người dân chằng néo lại nhà cửa.

Kiểm tra tại hồ chứa nước ở huyện Hương Sơn.

Kiểm tra tại hồ chứa nước ở huyện Hương Sơn.

Tại các địa phương ven biển, người dân gia cố lại nhà cửa, chặt hạ cây cối để tránh thiệt hại khi bão đổ bộ vào đất liền.

Tại các địa phương ven biển, người dân gia cố lại nhà cửa, chặt hạ cây cối để tránh thiệt hại khi bão đổ bộ vào đất liền.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, để chủ động đối phó với diễn biến của bão số 8, Trưởng ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Tĩnh ban hành lệnh cấm biển từ 9h ngày 12/10. Hiện Hà Tĩnh đã có hơn 2.000 tàu thuyền di chuyển từ ngoài khơi vào bờ trú bão.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, để chủ động đối phó với diễn biến của bão số 8, Trưởng ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Tĩnh ban hành lệnh cấm biển từ 9h ngày 12/10. Hiện Hà Tĩnh đã có hơn 2.000 tàu thuyền di chuyển từ ngoài khơi vào bờ trú bão.

Tại xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh, người dân nuôi cá lồng trên sông Hộ Độ đã chuyển cá vào các ao nuôi trong đê, để tránh bị sốc nước khi mưa lớn.

Tại xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh, người dân nuôi cá lồng trên sông Hộ Độ đã chuyển cá vào các ao nuôi trong đê, để tránh bị sốc nước khi mưa lớn.

Dân đóng cọc giăng lưới cao 1m toàn bộ ao để giảm thiểu thiệt hại trước diễn biến phức tạp của mưa bão.

Dân đóng cọc giăng lưới cao 1m toàn bộ ao để giảm thiểu thiệt hại trước diễn biến phức tạp của mưa bão.

Đôi vợ chồng ở xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) đang di chuyển cá lồng bè vào vị trí an toàn.

Đôi vợ chồng ở xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) đang di chuyển cá lồng bè vào vị trí an toàn.

Người dân sử dụng lưới để vây quanh ao bảo vệ hồ tôm, cá.

Người dân sử dụng lưới để vây quanh ao bảo vệ hồ tôm, cá.

Tại xã Kỳ Lợi và xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), bộ đội biên phòng hỗ trợ bà con neo đậu tàu thuyền trước khi bão đổ bộ.

Tại xã Kỳ Lợi và xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), bộ đội biên phòng hỗ trợ bà con neo đậu tàu thuyền trước khi bão đổ bộ.

Hải Phòng cấm tàu thuyền ra khơi khi bão số 8 đổ bộ

Chiều 13/10, ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ tịch UBND TP Hải Phòng có công điện yêu cầu các quận huyện, sở ngành trực thuộc theo dõi diễn biến của cơn bão số 8. Qua đó, thông báo cho chủ phương tiện đang hoạt động trên biển khẩn trương di chuyển về nơi trú an toàn.

Ông Nguyễn Văn Tùng yêu cầu Chủ tịch UBND các quận huyện quản lý chặt hoạt động của tàu thuyền thủy sản, tàu du lịch, tàu vận tải. Tổ chức neo đậu tàu thuyền, gia cố lồng bè, chòi canh thủy sản.

Không để người trên các tàu thuyền, lồng bè, chòi canh khi có gió mạnh hoặc bão đổ bộ, đặc biệt là khách du lịch trên biển và các đảo. Đồng thời, giữ liên lạc với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phối hợp với Sở GTVT, các quận huyện căn cứ diễn biến bão để cấm biển, tạm dừng hoạt động vận tải đường thủy nội địa, hệ thống cáp treo, khu vui chơi giải trí tại các khu du lịch.

Chủ động sơ tán nhân dân ở khu vực trũng thấp, ven sông, ven biển, khu nhà cũ yếu, khu du lịch biển, khu vực có nguy cơ sạt lở.

Lãnh đạo UBND huyện Cát Hải cho biết, địa phương đã yêu cầu Đồn biên phòng Cát Bà và Đồn biên phòng Cát Hải kêu gọi các phương tiện tàu thuyền và ngư dân đang hoạt động trên biển về vị trí tránh bão an toàn.

Các đơn vị phòng ban chuyên môn kiểm đếm, hướng dẫn, sắp xếp cho tàu thuyền, bè dịch vụ, nuôi trồng thủy sản và sơ tán người dân về nơi trú an toàn, hoàn thành trước tối 13/10.

Nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi trong thời gian diễn biến của bão số 8. Đồng thời, tổ chức đình chỉ các tuyến vận tải đường thủy nội địa, đường bộ theo quy định. Khuyến cáo người dân, du khách không vui chơi tại các khu vực gần bờ biển, bãi tắm trong thời gian bão đổ bộ.

Thu Hiền-Nga Vũ-Hoài Nam-Nguyễn Hoàn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/bao-so-8-ap-sat-vinh-bac-bo-nghe-an-ha-tinh-tinh-phuong-an-di-dan-post1384623.tpo