Sáng 23/2: Hơn 3.400 F0 nặng đang điều trị; Giảm tối đa tử vong do COVID-19
Đến nay hơn 2,3 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi; trong số các F0 đang điều trị có hơn 3.400 trường hợp nặng; Số ca COVID-19 tăng khiến bệnh nhân nặng và nguy kịch tăng theo, Bộ Y tế tiếp tục 'nhắc' các địa phương đề cao các biện pháp chống dịch, giảm tối đa ca tử vong do COVID-19
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.890.252 ca mắc COVID-19, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 29.261 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 2.882.983 ca, trong đó có 2.302.264 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (522.142), Bình Dương (294.271), Hà Nội (210.681), Đồng Nai (100.574), Tây Ninh (89.228).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 43.605 ca/ngày.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.305.081 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.434 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.708 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 334 ca; Thở máy không xâm lấn: 106 ca; Thở máy xâm lấn: 273 ca; ECMO: 13 ca
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 80 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.682 ca, chiếm tỷ lệ 1,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.203.787 mẫu tương đương 78.586.958 lượt người, tăng 40.171 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 191.993.381 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 175.228.460 liều: Mũi 1 là 70.881.550 liều; Mũi 2 là 67.300.879 liều; Mũi 3 là 1.446.638 liều; Mũi bổ sung là 13.489.116 liều; Mũi nhắc lại là 22.110.277 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.764.921 liều: Mũi 1 là 8.611.127 liều; Mũi 2 là 8.153.794 liều
Đề cao các biện pháp chống dịch, giảm tối đa các ca tử vong do COVID-19
Tại Công điện số 235/CĐ-BYT gửi đến Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cho biết đại dịch COVID-19 trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến khó lường tại nhiều quốc gia.
Tại Việt Nam, với tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên toàn quốc, đến nay dịch COVID-19 cơ bản đang được kiểm soát, tuy nhiên trong thời gian gần đây số trường hợp mắc, kể cả số trường hợp tăng nặng và nguy kịch đang có xu hướng gia tăng.
Dự báo trong thời gian tới, với nhu cầu đi lại và mùa lễ hội năm 2022, có thể tiếp tục ghi nhận chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng, trong bối cảnh dần mở cửa các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế trở lại sẽ làm gia tăng số ca nhập viện, tạo áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc y tế, đặc biệt tác động đến nhóm đối tượng nguy cơ cao (người già, người có bệnh nền).
Các cơ sở y tế thực hiện điều trị toàn diện, phân tầng điều trị, giảm tối đa các trường hợp tử vong là ưu tiên hàng đầu. Thực hiện nghiêm công tác phân luồng, phân tuyến; tổ chức thu dung, điều trị hiệu quả ở các tuyến.
Cung ứng và bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang bị phòng hộ..., đặc biệt là ô xy y tế tại các cơ sở điều trị.
Tăng cường tổ chức cách ly, chăm sóc, điều trị tại nhà; công tác kết nối, hội chẩn, theo dõi, tư vấn điều trị từ xa; kịp thời chuyển tuyến, chuyển tầng điều trị; không để xảy ra tình trạng người mắc COVID-19 không liên hệ được với cơ sở y tế, không được quản lý, theo dõi y tế, cấp phát thuốc điều trị.
5 địa phương có số ca mắc COVID-19 cao trong ngày
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ 18h ngày 21/2 đến 18h ngày 22/2, TP Hà Nội ghi nhận 6.860 ca mắc COVID-19 (tăng 1.382 ca so với ngày trước đó). Trong đó, 1.977 ca được phát hiện tại cộng đồng; 4.883 ca đã cách ly.
Các bệnh nhân mới phát hiện có địa chỉ tại tại 517 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Những quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày là Đông Anh (435), Hoàng Mai (423), Nam Từ Liêm (393), Sóc Sơn (377), Bắc Từ Liêm (329).
Tính từ ngày 29/4/2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận 213.855 ca mắc COVID-19, cao thứ 3 cả nước về tổng số ca nhiễm, sau TP.HCM (523.794) và Bình Dương (294.382).
Theo thống kê từ 6 giờ ngày 21/2 đến 6 giờ 22/2, toàn tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 2.842 ca mắc COVID-19 mới. Trong đó, 2.262 ca mắc có nguy cơ cộng đồng; 580 ca trong khu cách ly y tế vùng/cách ly tập trung/cách ly tại nhà.
Trong 7 ngày qua, số ca nhiễm ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh là 13.913, trung bình mỗi ngày tăng 1.988 F0
Ngày 22/2, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận 2.500 ca mắc mới COVID-19 tại Lạng Giang (1.801), Lục Nam (399), Hiệp Hòa (98), Yên Dũng (72), Việt Yên (64), TP.Bắc Giang (44), Sơn Động (22).
Trong 7 ngày qua, số ca nhiễm ghi nhận tại tỉnh này là 9.930, trung bình mỗi ngày tăng 1.416 F0.
Hải Dương ngày 22/2, toàn tỉnh có 2.485 ca mắc COVID-19 mới, cao nhất từ trước tới nay. So với ngày 21/2, số ca mắc mới tăng 670 trường hợp. Trong đó, số ca mắc trong cộng đồng cao với 788 trường hợp được phát hiện qua sàng lọc cộng đồng và 481 F0 qua xét nghiệm ho sốt cộng đồng.
Ngày 22/2, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ghi nhận 2.087 ca mắc COVID-19 mới, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, 1.485 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng, 602 người đã được cách ly trước đó.
Trong số này, ngành y tế ghi nhận 582 trường hợp dưới 18 tuổi, 1.433 người trong độ tuổi 18 - 65, 72 trường hợp trên 65 tuổi; 429 trường hợp chưa tiêm vaccine phòng COVID-19, 24 trường hợp tiêm một mũi, 1.634 trường hợp tiêm đủ 2 mũi trở lên
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 23/2 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 427.833.187 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.891.244 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.539.709 và 7.500 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 355.380.988 người, 66.529.655 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 85.708 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 158.507 ca mắc mới; Nga đứng thứ hai với 135.172 ca; tiếp theo là Brazil (100.736 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới, với 796 người tử vong trong ngày; tiếp theo là Mỹ (765 ca) và Brazil (725 ca).
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 80.202.466 người, trong đó có 962.241 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 42.865.431 ca nhiễm, trong đó có 512.652 ca tử vong. Brazil xếp thứ ba với 28.351.327 ca mắc và 645.420 ca tử vong.
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 152 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 113 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 93,96 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 53 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 11,42 triệu ca và châu Đại Dương gần 3,23 triệu ca.
Thái Bình