Sáng mãi truyền thống người lính Trường Sơn

Ra đời từ năm 2011, Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương đã tập hợp được gần 500 hội viên. Bằng tấm lòng và trách nhiệm với đồng đội, hội thực sự trở thành 'mái nhà chung', tiếp thêm sức mạnh cho những người cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, công nhân giao thông Trường Sơn năm xưa vượt qua những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam tỉnh tổ chức về nguồn, thăm lại Căn cứ cách mạng ở xã Lý Lịch, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam tỉnh tổ chức về nguồn, thăm lại Căn cứ cách mạng ở xã Lý Lịch, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

“Mái nhà chung” m áp

Ông Lê Văn Hòa, Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam tỉnh, cho biết sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất, các chiến sĩ Trường Sơn một phần ở lại quân đội thành lập “Binh đoàn Trường Sơn” (Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn - Binh đoàn 12). Còn lại, hàng triệu bộ đội và trên 3 vạn thanh niên xung phong và gần 1 vạn công nhân giao thông, dân công hỏa tuyến Trường Sơn đã trở về quê hương sống một cuộc đời bình dị. Nhưng do ảnh hưởng bởi khí hậu khắc nghiệt của Trường Sơn và do thương tật, bệnh tật, di chứng của chất độc da cam, “nhiều người ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà”. Vì vậy, những người lính Trường Sơn đều có chung mong muốn có được một “mái nhà chung” để hàn gắn, xoa dịu nỗi đau chiến tranh và cùng nhau nhớ về ký ức một thời khó khăn, gian khổ nhưng đầy hào hùng.

Để tập hợp những người lính Trường Sơn vào “mái nhà chung”, hội xác định công tác xây dựng tổ chức hội là một nhiệm vụ trung tâm thường xuyên. Với phương châm: “Tập hợp, đoàn kết, tổ chức vững chắc, hành động hiệu quả”, hội tập trung chỉ đạo, tăng cường củng cố tổ chức các chi hội, ban liên lạc, phát huy tinh thần đoàn kết, nhất trí cao để xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

Để truyền thống bộ đội Trường Sơn sáng mãi, công tác tuyên truyền, giáo dục được hội chú trọng. Hội đã tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan báo chí, các tổ chức chính trị - xã hội đã làm tốt công tác giáo dục truyền thống. Theo đó, nhiều chương trình kỷ niệm được tổ chức, như: Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19-5); Ngày con đường Hồ Chí Minh đoạn từ Nam Tây nguyên đến Đông Nam bộ được khơi thông (30-10)...

Bà Phan Thị Lệ Nga, thành viên Đội văn nghệ Trường Sơn tỉnh Bình Dương, chia sẻ: “Kể từ ngày tham gia hội đến nay, tôi có cơ hội được giao lưu gặp gỡ với những đàn anh, đàn chị, những người đã có một thời hoa lửa trên tuyến đường huyền thoại này. Chúng tôi cũng đã thành lập một đội văn nghệ thường xuyên luyện tập trong những dịp kỷ niệm ngày truyền thống hay các ngày đại lễ. Nhiều tiết mục văn nghệ của chúng tôi đã được lựa chọn đi biểu diễn tại Hà Nội”.

Thm mãi nghĩa tình đng đi

Không chỉ là nơi chia sẻ những niềm vui, ôn lại ký ức của một thời hoa lửa, việc tham gia hội còn giúp các cựu binh Trường Sơn chia sẻ với nhau trong cuộc sống. Từ thông tin qua tổ chức hội, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã được trợ giúp kịp thời. Vì vậy, tri ân nghĩa tình đồng đội là một trong những hoạt động được hội tập trung thực hiện. Từ các nguồn lực xã hội, vận động từ các nhà hảo tâm... “Uống nước nhớ nguồn”, hội đã tổ chức nhiều chuyến về nguồn, thăm lại chiến trường xưa cho những người lính Trường Sơn, nhất là các thành viên trong Ban Liên lạc Truyền thống B.90 - C.200 - C.270. Song song đó, hội luôn dành thời gian quan tâm, thăm hỏi sức khỏe các hội viên đau ốm; thăm hỏi, chia buồn các gia đình có hội viên từ trần; xây tặng nhà tình nghĩa cho gia đình nghèo tại vùng Căn cứ kháng chiến ở xã Nam Nung, huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) và tổ chức nhiều đoàn thiện nguyện tặng quà cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng...

Ông Lê Văn Hòa cho biết với đặc thù của hội là thành viên đều đã trên 70 tuổi. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của hội là tiếp tục xây dựng, củng cố, phát triển hội vững mạnh, trở thành “mái nhà chung” để những người một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” có dịp gặp gỡ, ôn lại truyền thống và quan tâm, thăm hỏi nhau trong cuộc sống. Song song đó là tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Mỗi người lính Trường Sơn tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp của “bộ đội Cụ Hồ” truyền thống anh hùng của các lực lượng chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại trong thời kỳ mới.

Năm tháng rồi sẽ qua, nhưng với những con người đã từng đi qua trên tuyến đường máu lửa này thì “bộ đội Trường Sơn” luôn là một kỷ niệm đẹp, dù vẫn tồn tại song hành những ký ức về những cơn đói, cơn mưa rừng không dứt hay những cơn sốt rét xanh người nơi rừng thiêng nước độc. Với họ, cái nghĩa, cái tình sẽ không bao giờ cạn, luôn một lòng hướng về nhau…

Xuất phát từ mục đích xây dựng một “mái nhà chung” cho những người lính Trường Sơn để cùng nhau chia sẻ vui buồn, động viên nhau giữ mãi phẩm chất “bộ đội Cụ Hồ”, ngày 13-5-2011, Bộ Nội vụ đã ra quyết định cho phép thành lập Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam. 4 tháng sau đó, ngày 22-9-2011 Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam tỉnh Bình Dương được thành lập. Hội hiện có 461 hội viên, tham gia sinh hoạt ở 8 chi hội. Và đặc biệt, Bình Dương là nơi sinh hoạt của Ban Liên lạc Đoàn B.90 - Đoàn C.200 - C.270, những cán bộ, chiến sĩ tham gia mở đường đoạn từ nam Tây nguyên về các tỉnh Đông Nam bộ và cực Nam Trung bộ giai đoạn 1959-1967.

THU THẢO

Nguồn Bình Dương: https://baobinhduong.vn/sang-mai-truyen-thong-nguoi-linh-truong-son-a270699.html