Sập bẫy tiền ảo đa cấp và bài học cảnh tỉnh cho đồng bào vùng biên Thanh Hóa
Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và tâm lý muốn thoát nghèo của đồng bào Mông ở huyện vùng biên Mường Lát (Thanh Hóa), những kẻ xấu đã đến lôi kéo nhiều người nộp tiền vào đường dây tiền ảo, để chiếm đoạt tiền của họ.
Thủ đoạn lừa đảo Từ năm 2019, thông qua mạng xã hội youtube và facebook, một số người dân tộc Mông ở các bản Pha Đén, bản Pá Búa, xã Trung Lý, Tam Chung bị lôi kéo vào đầu tư tiền ảo, đa cấp.Thế rồi, người này truyền tai người kia, và dù không am hiểu nhiều về công nghệ hay tài chính, cũng chẳng biết blockchain là gì, nhưng với những thông tin chẳng cần vất vả lên nương rẫy, chỉ cần nộp tiền vào tham gia hệ thống đầu tư vào tiền ảo thì tự tiền sẽ đẻ ra tiền, cứ ngồi mà hưởng thụ.
Lợi dụng cuộc sống khó khăn của đồng bào Mông ở Mường Lát, kẻ xấu đã đến lôi kéo nhiều người nộp tiền vào đường dây tiền ảo để chiếm đoạt tiền của họMặc dù, rất vất vả để mưu sinh, nhưng đã có hàng chục hộ dân người Mông đã không ngần ngại mang tiền triệu đi đầu tư vào tiền ảo, đa cấp. Thậm chí, nhiều người còn kéo theo anh em họ hàng của mình tham gia đầu tư. Người chưa có tiền thì đi vay mượn, bán bò, trâu để có tiền nộp vào hệ thống. Khi nộp tiền rồi, những kẻ cầm đầu lặn mất tăm, họ mới vỡ lẽ ra bị lừa.Chị H.T.D., ở bản Suối Phái, xã Tam Chung, một trong số những nạn nhân của hệ thống này chia sẻ, thông qua mạng xã hội, một số người trên địa bàn đã tìm cách tiếp cận, làm quen rồi rủ rê chị tham gia.“Tôi đã nộp vào công ty đó 2 triệu đồng, họ hứa chỉ cần nộp tiền và giới thiệu người tham gia thì sẽ được hưởng hoa hồng và được trả tiền lãi hàng tháng. Nhưng sau khi nộp tiền, thì họ nói công ty đã phá sản nên không đòi lại được tiền. Biết bị lừa đảo, nên hiện chúng tôi cũng cảnh báo mọi người trong bản không tham gia nếu có người rủ rê”, chị D. nói.Tiền mất, gia đình mâu thuẫnNắm bắt thông tin, tháng 9/2021, công an huyện Mường Lát phối hợp Công an tỉnh Thanh Hóa đã chính thức vào cuộc kiểm tra, xác minh, bước đầu xác định hoạt động đầu tư của một số người dân tộc Mông trên địa bàn huyện đã và đang diễn ra theo 2 hình thức. Cụ thể là, đầu tư đồng tiền ảo TRON (TRX) trên mạng Internet, với 35 người Mông đang tham gia, chủ yếu là phụ nữ.
Bản Suối Phái, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, nơi “cơn lốc” tiền ảo, đa cấp vừa tràn quaNhững người này chia thành các nhóm, gồm: Nhóm bản Suối Phái, xã Tam Chung có 28 người (do Vàng A Chu đứng đầu); nhóm xã Pù Nhi có 3 người (do Lâu Văn Gấu đứng đầu); nhóm bản Suối Lóng, xã Tam Chung có 4 người (do Sùng Thị Cợ đứng đầu). Tuy nhiên tất cả các nhóm này đều nghe theo cùng một đối tượng đứng đầu là Kouher Koukham (ở thành phố Viêng Chăn, Lào).Cách thức vận hành của hình thức này là, mỗi người tham gia đóng 1 khoản tiền dao động 1 - 2 triệu đồng, tùy thuộc vào tỷ lệ quy đổi giữa tiền Việt Nam đồng và đồng tiền ảo để mua được 510 TRX; sau khi đóng tiền, người tham gia sẽ lập 1 ví tiền ảo Klever với mã số riêng, khi người tham gia lôi kéo được người khác sẽ được hưởng phần trăm hoa hồng từ người sau đóng góp theo hình thức đa cấp dạng bậc thang, số tiền hoa hồng này sẽ được chuyển về ví điện tử của người tham gia. Đáng chú ý, nếu người tham gia không giới thiệu được người khác cùng chơi theo sẽ mất số tiền đóng ban đầu.Bản Suối Phái, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, nơi “cơn lốc” tiền ảo, đa cấp vừa tràn qua
Cách thứ 2, đầu tư thông qua Công ty Vitae. Với cách này, đã có 42 người dân tộc Mông tham gia, chủ yếu là các cặp vợ chồng ở các bản Pha Đén (xã Pù Nhi) và Pa Búa (xã Trung Lý). Hoạt động này xâm nhập vào địa bàn từ năm 2019, do một số đối tượng ở tỉnh Điện Biên tuyên truyền trên mạng xã hội.
Về cách thức đầu tư, mỗi người tham gia đóng 5 - 6 triệu đồng, với lời hứa được trả lương hàng tháng dựa trên lợi nhuận của Công ty Vitae và khi giới thiệu người mới tham gia. Đến cuối năm 2021, mỗi người sẽ được nhận tổng số tiền từ 100 - 200 triệu đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian, đến tháng 7/2020, Công ty Vitae tuyên bố phá sản, nên người tham gia bị mất số tiền đã nộp, dẫn đến hệ lụy mâu thuẫn giữa những người tham gia và người thân, họ hàng khi lôi kéo họ tham gia.
Bài học cảnh tỉnhBà Trương Thị Huyên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mường Lát cho biết: Trung bình số tiền mà các hộ người Mông bị lừa từ 1 - 2 triệu đồng. Cũng may chính quyền địa phương đã phát hiện và chỉ đạo lực lượng chức năng rà soát, ngăn chặn không để kẻ xấu tiếp tục lôi kéo bà con địa phương tham gia. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền để người dân hiểu và tránh xa những thủ đoạn lừa đảo tương tự.“Tuy nhiên, qua sự việc này, cũng là bài học cảnh tỉnh cho người dân và chính quyền địa phương trước các thủ đoạn lừa đảo của kẻ xấu”, bà Huyên cho hay.Theo ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, hoạt động lừa đảo tại Mường Lát có dấu hiệu của kinh doanh đa cấp; số đối tượng hoạt động lợi dụng vào tâm lý tin người của đồng bào dân tộc Mông, triệt để lợi dụng mạng xã hội, quan hệ thân tộc, đồng tộc để lôi kéo người dân tham gia.Mặc dù đến thời điểm này, bà con đã nhận ra được mưu đồ của đối tượng xấu, chưa phát hiện người dân tiếp tục tham gia, song những kẻ cầm đầu không phải người trong nước. Do vậy, Công an huyện đang tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh tiếp tục làm rõ thủ đoạn của các đối tượng. Đồng thời, huyện chỉ đạo các tổ chức hội, các xã... tiếp tục tuyên truyền, thông tin cảnh tỉnh người dân về hoạt động này.Theo baodantoc.vn