Sắp có hướng dẫn cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam

Bộ Công thương vừa hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan trước khi ban hành.

Ngày 17/11, Bộ Công thương cho biết, nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa Việt Nam, giúp xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam một cách minh bạch, có căn cứ, phù hợp pháp luật hiện hành.

Đồng thời, tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh trở nên minh bạch hơn, tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc tiêu thụ hàng hóa trong nước, Bộ Công Thương chính thức hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan trước khi ban hành.

Bộ Công thương cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp gặp lúng túng và khó khăn trong xác định nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa phục vụ mục đích ghi nhãn hàng hóa, hoặc khi có yêu cầu kiểm tra, chứng minh xuất xứ hàng hóa của các cơ quan quản lý nhà nước.

Bộ Công thương vừa hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan trước khi ban hành.

Bộ Công thương vừa hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan trước khi ban hành.

Thực tế, Bộ đã nhận được nhiều câu hỏi, đề nghị của doanh nghiệp sản xuất trong nước (như Cổ phần KAROFI Việt Nam, Công ty TNHH Enplas Việt Nam, Công ty Cổ phần Kooda Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Tôn Hoa Sen, Công ty TNHH Khoáng sản Transcend Việt Nam… ) và các Hiệp hội ngành hàng (như Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam, Hội Thương mại Đài Loan tại Đà Nẵng…) về hướng dẫn xác định xuất xứ cho hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa sản xuất và lưu thông trong nước.

Tuy nhiên, các quy định về quy tắc xuất xứ hiện nay chỉ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích hưởng ưu đãi thuế quan hoặc đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Hơn nữa, việc thiếu vắng quy định về bộ tiêu chí để xác định xuất xứ hàng hóa cũng gây khó khăn cho chính các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xác định nguồn gốc cũng như việc tuân thủ quy định của các thương nhân.

Từ đó, đòi hỏi cần hoàn thiện quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa Việt Nam, giúp xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam một cách minh bạch, có căn cứ, phù hợp pháp luật hiện hành.

Đồng thời, tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh trở nên minh bạch hơn, tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc tiêu thụ hàng hóa trong nước…

Do đó, theo Bộ Công thương, với hàng hóa sản xuất, bao gồm cả sản xuất từ đầu vào nhập khẩu, và sau đó lưu thông trong nước, hiện chưa có quy định cách xác định như thế nào là hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam.

Việc thiếu vắng các quy định về việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là "Sản xuất tại Việt Nam" đã khiến nhiều tổ chức, cá nhân lúng túng khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ trên nhãn sản phẩm theo quy định của Nghị định số 43 của Chính phủ.

Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn 4 nhãn "Sản xuất tại Việt Nam", khiến người tiêu dùng thắc mắc, thậm chí bức xúc nhưng các cơ quan chức năng lại không có căn cứ để phân xử.

Do vậy, với việc ban hành Thông tư quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nhằm hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc xác định và thể hiện xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật liên quan, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế mới, vừa tuân thủ quy định của pháp luật.

Về lâu dài, quy định này cũng có thể được sử dụng như một công cụ bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo hộ sản xuất và thương hiệu trong nước, tương tự như các nước phát triển khác.

B.Loan

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/sap-co-huong-dan-cach-xac-dinh-hang-hoa-san-xuat-tai-viet-nam-172221117183354085.htm