Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Sara Elisa Motta từ Đài thiên văn Brera (Ý) và Đại học Oxford (Anh) đã vô tình phát hiện ngôi sao kỳ lạ này khi dùng kính viễn vọng vô tuyến MeetKAT đặt ở Nam Phi để nghiên cứu một cặp đôi mang tên GRS 1915+105, bao gồm một ngôi sao và một lỗ đen.
Nhưng khi quan sát chúng, họ đã nhận thấy vệt sáng lạ cắt ngang trời, dài 40 năm ánh sáng xuất hiện từ một tinh vân mang tên Mouse.
Và vệt sáng lạ được tinh vân Mouse phóng ra là đại diện cho một sao neutron siêu đậm đặc vừa ra đời.
Sao neutron là kết quả cuối cùng trong quá trình tiến hóa của một ngôi sao có khối lượng lớn, khi nhiệt và áp lực bên trong không còn đủ để duy trì quá trình hạt nhân liên tục.
Khi đó, ngôi sao sẽ trải qua một quá trình phá vỡ nhanh chóng và mạnh mẽ.
Phần lớn vỏ ngoài bị phóng xạ và bị vỡ, trong khi nhân trung tâm của ngôi sao bị nén lại một cách đáng kinh ngạc.
Quá trình này là kết quả của sự tương tác giữa áp lực hấp dẫn và áp lực hạt nhân.
Trong nhân, các hạt tự do bị nén lại một cách vô cùng mật độ, tạo ra một vùng không gian cực kỳ nén và quy mô nhỏ gọn.
Với mật độ vô cùng cao và trọng lực khủng khiếp, sao neutron trở thành một điểm tập trung năng lượng đáng kinh ngạc.
Sao neutron vừa được phát hiện được cho là sao xung, một dạng sao neutron hoạt động cực mạnh.
Nhóm nghiên cứu cho rằng siêu tân tinh phát triển không đồng đều là nguyên nhân tạo nên một cú hích mạnh dưới dạng cú sốc hình cung, làm rối loạn các làn gió của sao xung và bắn nó ra khỏi vị trí ban đầu.
Chính gió sao mang năng lượng khổng lồ tạo nên chiếc đuôi phát sáng trong hình ảnh vô tuyến.
Xem thêm video: "Rợn tóc gáy" khi xem những hình ảnh kinh dị chụp trên sao Hỏa.
Thiên Trang (TH)