Sau nửa thế kỷ, bao nhiêu chiếc F-14 Tomcat của Iran còn bay được?

Giữa thập niên 70 của thế kỷ trước, Mỹ đã bán cho chính quyền Iran một lượng lớn tiêm kích F-14 Tomcat, tuy nhiên 'thời thế' sau đó đã xoay chuyển một cách không ngờ.

Giữa thập niên 70 của thế kỷ trước, khi mối quan hệ giữa Mỹ và Iran còn rất nồng ấm, Washington đã quyết định xuất khẩu 80 chiếc tiêm kích F-14 Tomcat mạnh nhất thời điểm bấy giờ cho người đồng minh thân cận.

Giữa thập niên 70 của thế kỷ trước, khi mối quan hệ giữa Mỹ và Iran còn rất nồng ấm, Washington đã quyết định xuất khẩu 80 chiếc tiêm kích F-14 Tomcat mạnh nhất thời điểm bấy giờ cho người đồng minh thân cận.

Tuy nhiên, Cách mạng Hồi giáo ở Iran đã bất ngờ nổ ra, nhà nước Hồi giáo lên nắm quyền và ngay lập tức coi Mỹ là kẻ thù. Mỹ liệt Iran vào danh sách "những quốc gia tài trợ cho khủng bố", tuy nhiên lúc này, 79 chiếc F-14 Tomcat đã đặt chân tới đất Iran, nỗ lực của Mỹ chỉ cản được việc chiếc F-14 cuối cùng trong lô hàng tới đích.

Tuy nhiên, Cách mạng Hồi giáo ở Iran đã bất ngờ nổ ra, nhà nước Hồi giáo lên nắm quyền và ngay lập tức coi Mỹ là kẻ thù. Mỹ liệt Iran vào danh sách "những quốc gia tài trợ cho khủng bố", tuy nhiên lúc này, 79 chiếc F-14 Tomcat đã đặt chân tới đất Iran, nỗ lực của Mỹ chỉ cản được việc chiếc F-14 cuối cùng trong lô hàng tới đích.

Ngay lập tức, một loạt các lệnh cấm vận đã được Mỹ tung ra nhằm trừng phạt nhà nước Hồi giáo Iran. Mối lo của quân đội Mỹ ở thời điểm này, đó là 79 chiếc tiêm kích F-14 Tomcat cùng đầy đủ trang bị vũ khí, đã được nhập biên Không quân Hồi giáo Iran.

Ngay lập tức, một loạt các lệnh cấm vận đã được Mỹ tung ra nhằm trừng phạt nhà nước Hồi giáo Iran. Mối lo của quân đội Mỹ ở thời điểm này, đó là 79 chiếc tiêm kích F-14 Tomcat cùng đầy đủ trang bị vũ khí, đã được nhập biên Không quân Hồi giáo Iran.

Xét một cách công bằng, 79 chiếc tiêm kích F-14 của Iran đủ sức đẩy lùi mọi cuộc không kích nhắm vào quốc gia này. Các chuyên gia quân sự Mỹ tính toán, lực lượng không quân NATO và Mỹ sẽ phải chịu thiệt hại nặng, nếu muốn chiếm ưu thế trên không trong một cuộc chiến ở Iran.

Xét một cách công bằng, 79 chiếc tiêm kích F-14 của Iran đủ sức đẩy lùi mọi cuộc không kích nhắm vào quốc gia này. Các chuyên gia quân sự Mỹ tính toán, lực lượng không quân NATO và Mỹ sẽ phải chịu thiệt hại nặng, nếu muốn chiếm ưu thế trên không trong một cuộc chiến ở Iran.

Với 79 chiếc tiêm kích F-14 ở thời điểm đó, Không quân Iran được đánh giá là có năng lực mạnh nhất Trung Đông.

Với 79 chiếc tiêm kích F-14 ở thời điểm đó, Không quân Iran được đánh giá là có năng lực mạnh nhất Trung Đông.

Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ bị bao vây cấm vận, lợi thế này của Iran đã dần mất đi, khi hiện nay số lượng tiêm kích F-14 Tomcat còn hoạt động được của quốc gia này, được ước tính chỉ còn khoảng 24 chiếc.

Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ bị bao vây cấm vận, lợi thế này của Iran đã dần mất đi, khi hiện nay số lượng tiêm kích F-14 Tomcat còn hoạt động được của quốc gia này, được ước tính chỉ còn khoảng 24 chiếc.

Con số này được tờ National Interest của Mỹ đưa ra hồi năm 2019. Cụ thể, với 79 chiếc Tomcat nguyên bản kèm theo sự giúp đỡ của Liên Xô trong quá khứ, Iran vẫn duy trì được 24 chiếc F-14 hoạt động tốt trong biên chế.

Con số này được tờ National Interest của Mỹ đưa ra hồi năm 2019. Cụ thể, với 79 chiếc Tomcat nguyên bản kèm theo sự giúp đỡ của Liên Xô trong quá khứ, Iran vẫn duy trì được 24 chiếc F-14 hoạt động tốt trong biên chế.

Ngoài nỗ lực giúp đỡ của Liên Xô trước đây và khả năng tự lực của Iran, việc lùng mua các linh kiện thay thế cho dàn F-14 Tomcat này từ nước ngoài, được coi là bất khả thi.

Ngoài nỗ lực giúp đỡ của Liên Xô trước đây và khả năng tự lực của Iran, việc lùng mua các linh kiện thay thế cho dàn F-14 Tomcat này từ nước ngoài, được coi là bất khả thi.

Bất chấp các nỗ lực tới từ những quốc gia đồng minh, Mỹ vẫn nhất quyết không xuất khẩu F-14 ra nước ngoài, và đã phá hủy hoàn toàn phi đội F-14 của mình sau khi loại biên. Điều này giúp không một mảnh linh kiện nào của F-14, có thể trôi nổi ra ngoài lãnh thổ nước Mỹ, qua đó gián tiếp tìm được đi tới Iran.

Bất chấp các nỗ lực tới từ những quốc gia đồng minh, Mỹ vẫn nhất quyết không xuất khẩu F-14 ra nước ngoài, và đã phá hủy hoàn toàn phi đội F-14 của mình sau khi loại biên. Điều này giúp không một mảnh linh kiện nào của F-14, có thể trôi nổi ra ngoài lãnh thổ nước Mỹ, qua đó gián tiếp tìm được đi tới Iran.

Với cách thức có phần cực đoan này, Mỹ đã gần như "triệt hạ" toàn bộ phi đội F-14 của Iran mà không tốn lấy một viên đạn, việc mất đi một lượng lớn F-14 trong biên chế do thiếu linh kiện thay thế, cũng khiến sức mạnh của Không quân Iran bị kéo lùi vài bậc.

Với cách thức có phần cực đoan này, Mỹ đã gần như "triệt hạ" toàn bộ phi đội F-14 của Iran mà không tốn lấy một viên đạn, việc mất đi một lượng lớn F-14 trong biên chế do thiếu linh kiện thay thế, cũng khiến sức mạnh của Không quân Iran bị kéo lùi vài bậc.

Theo các tài liệu được phía Mỹ công khai, chiếc F-14 Tomcat cuối cùng trong biên chế Không quân Mỹ đã bị loại biên từ năm 2006. Không quân Mỹ cũng khẳng định, loại trừ 79 chiếc Tomcat xuất khẩu cho Iran trong quá khứ, không có bất cứ một chiếc F-14 nào khác được Mỹ xuất khẩu ra nước ngoài.

Theo các tài liệu được phía Mỹ công khai, chiếc F-14 Tomcat cuối cùng trong biên chế Không quân Mỹ đã bị loại biên từ năm 2006. Không quân Mỹ cũng khẳng định, loại trừ 79 chiếc Tomcat xuất khẩu cho Iran trong quá khứ, không có bất cứ một chiếc F-14 nào khác được Mỹ xuất khẩu ra nước ngoài.

Và đáng lẽ ra số phận của những chiếc F-14 Tomcat đầy kiêu hãnh, đã được kéo dài thêm, nếu như Mỹ không "nhỡ tay" xuất khẩu cho Iran 79 chiếc, mà thay vào đó là chấp nhận bán cho các đồng minh thân cận khác ở châu Âu trong quá khứ.

Và đáng lẽ ra số phận của những chiếc F-14 Tomcat đầy kiêu hãnh, đã được kéo dài thêm, nếu như Mỹ không "nhỡ tay" xuất khẩu cho Iran 79 chiếc, mà thay vào đó là chấp nhận bán cho các đồng minh thân cận khác ở châu Âu trong quá khứ.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/sau-nua-the-ky-bao-nhieu-chiec-f-14-tomcat-cua-iran-con-bay-duoc-1711972.html