SCMP: Đông Nam Á định hình bước ngoặt chiến lược sau bầu cử Mỹ
Giới chuyên gia đang đưa ra các giả thuyết trong chính sách đối ngoại của Washington đối với Đông Nam Á trước thềm bầu cử Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới.
Các chuyên gia về chính sách đối ngoại Đông Nam Á không cho rằng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ mất đi hoàn toàn nếu ứng viên tranh cử Tổng thống Đảng Dân chủ - Joe Biden giành chiến thắng trong bầu cử tháng 11 tới.
Trong khi một số quan điểm cho rằng các phản ứng mạnh mẽ của Tổng thống Trump là động lực chính tạo nên căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc thì giới ngoại giao cấp cao đều đánh giá căng thẳng giữa hai nước là không tránh khỏi cho dù ai ngồi vào ghế Nhà Trắng năm nay.
Ứng viên Biden hiện đang dẫn đầu về mức độ tín nhiệm trong các cuộc thăm dò ý kiến. Các bình luận về những thay đổi trong chính sách Đông Nam Á nếu cựu phó Tổng thống Biden giành chiến thắng đang nhận được nhiều chú ý.
Một cuộc khảo sát của chính phủ các quốc gia Đông Nam Á cho biết, Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore nhận định 60% ý kiến trả lời đều tin tưởng rằng Mỹ sẽ là đối tác chiến lược tốt hơn nếu có sự thay đổi lãnh đạo trong cuộc bỏ phiếu tháng 11 tới. Tuy nhiên, trong số đó, vẫn còn những người ủng hộ thay đổi chính sách đối ngoại thời Tổng thống Trump cho dù đôi khi được đánh giá là có chút cứng nhắc.
Giới quan sát ngoại giao nói rằng, mối lo ngại lớn nhất trong những ngày này bao gồm khả năng xảy ra "chiến tranh nóng" giữa các siêu cường liên quan đến vấn đề Biển Đông và tác động dai dẳng của chiến tranh thương mại.
Nhà ngoại giao cấp cao Singapore Bilahari Kausikan lên tiếng: "Cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ tác động từ phía Tổng thống Trump. Tôi cho rằng đây là một đặc điểm cấu trúc trong chính sách đối ngoại của Mỹ và sẽ là đặc điểm cấu trúc trong quan hệ quốc tế."
Một nhà ngoại giao Đông Nam Á có trụ sở tại Washington cho biết các chính sách của Tổng thống Trump với Trung Quốc sẽ giảm căng thẳng hơn nếu ông Biden giành chiến thắng bầu cử Mỹ.
"Trong một kịch bản như vậy, đây được xem là tín hiệu cho "ánh sáng ở cuối đường hầm. Đông Nam Á sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng nếu Mỹ và Trung Quốc vẫn căng thẳng", nhà ngoại giao này cho biết.
Điều đó nói lên rằng không có lý do gì mà các quốc gia trong ASEAN lại trì hoãn việc xây dựng những mong muốn cho tương lai khu vực.
Trong chương trình trong "This Week in Asia", ôngPou Sothirak, cựu đại sứ Campuchia tại Nhật Bản và là cố vấn chính sách đối ngoại cho chính phủ bày tỏ hi vọng Washington sẽ tìm cách giải quyết vấn đề khu vực trong bối cảnh căng thẳng Mỹ và Trung Quốc vẫn tồn tại.
"Chưa bao giờ chính sách ngoại giao của Mỹ đối với ASEAN hay các quốc gia thành viên của ASEAN tập trung mạnh mẽ như vậy", ông Pou – Giám đốc điều hành của Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia cho biết.
"Hiện tại, chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á vẫn chưa nhất quán và có thể thay đổi mà không cần báo trước", ông Pou nhấn mạnh.
Các nhà lãnh đạo ở một số quốc gia đưa ra các quan điểm về sự thay đổi trong chính sách của Mỹ sau bầu cử tháng 3/11. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong một bài phỏng vấn với nhóm nghiên cứu Mỹ thuộc hội đồng Atlantics vào tháng Bảy đã đặt ra câu hỏi về những gì ông suy nghĩ trong chính sách của Mỹ sau bầu cử tháng 11.
Thủ tướng Lý Hiển Long khẳng định, câu hỏi lớn đối với Washington là thiết lập quan hệ ổn định với Trung Quốc. Vì vậy, Đông Nam Á có thể có một môi trường an toàn.
"Không chỉ làm điều đúng đắn cho chính quyền của bạn mà còn tạo ra sự đồng thuận trong chính sách và mọi người có thể lên kế hoạch và tuân thủ theo kế hoạch", Thủ tướng Lý Hiển Long nói.
Đề nghị cuối cùng của Thủ tướng Lý Hiển Long đối với Mỹ là tìm cách quay trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp ước thương mại châu Á - Thái Bình Dương từng đề xuất dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Tổng thống Trump đã rút khỏi hiệp định TPP sau khi lên nắm chính quyền và xây dựng nền tảng ông duy trì là "Nước Mỹ trên hết".
"Nếu Mỹ có thể tìm ra cách quay trở lại các hiệp định trên thì không chỉ thúc đẩy lợi ích Mỹ trong khu vực mà còn tạo ra động lực thúc đẩy hợp tác trong khu vực trong các lĩnh vực thương mại và trao đổi kinh tế giữa các nước", Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh.
Ở nhiều khu vực khác trong khu vực, một số nhà bình luận đã nghiên cứu về tác động của cuộc bầu cử Mỹ, đặc biệt nếu ông Biden giành chiến thắng thì các ảnh hưởng đối với khu vực Đông Nam Á sẽ ra sao?
Tại Thái Lan, nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm – ông Kavi Chongkittavorn đã viết trong một bài bình luận trên tờ Bangkok Post vào tháng Chín rằng khả năng chính sách của ông Biden đối với khu vực sẽ có ảnh hưởng từ thời cựu Tổng thống Obama.
"Nếu ông Biden chiến thắng làm Tổng thống thì liên minh Mỹ - Thái sẽ tăng cường thêm và sự phân nhánh rộng hơn", ông Kavi Chongkittavorn nhấn mạnh.
Ông Kavi Chongkittavorn chỉ ra rằng chính quyền Tổng thống Trump không bổ nhiệm đại sứ cho ban thư ký của ASEAN ở Jakarta là một thiếu sót khác trong chính sách của họ đối với khu vực Đông Nam Á.