Series Đối thoại: Đạo diễn Hà Lệ Diễm: 'Ra thế giới, mới biết cuộc sống mình có đến nỗi tệ đâu...'

'Những đứa trẻ trong sương' của nữ đạo diễn Hà Lệ Diễm không chỉ là một phim tài liệu xúc động, mà còn là hành trình đam mê của một đạo diễn trẻ đưa câu chuyện Việt Nam ra thế giới. Qua cuộc phỏng vấn, chị chia sẻ về quá trình sáng tạo đầy thử thách và những khoảnh khắc đáng nhớ trong quá trình thực hiện bộ phim.

Nhờ sự kết nối từ đồng nghiệp, tôi may mắn có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện ngắn với đạo diễn Hà Lệ Diễm trước khi chị chờ chuyến bay sang Singapore. Dù thời gian eo hẹp, chị vẫn nhiệt tình chia sẻ với sự cởi mở và chân thành. Qua lời kể của chị, tôi cảm nhận được một đam mê cháy bỏng với phim tài liệu...niềm đam mê đó đã giúp chị vượt qua mọi khó khăn trong quá trình thực hiện phim tài liệu "Những đẻ trong sương" trong nhiều năm.

Nhờ sự kết nối từ đồng nghiệp, tôi may mắn có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện ngắn với đạo diễn Hà Lệ Diễm trước khi chị chờ chuyến bay sang Singapore. Dù thời gian eo hẹp, chị vẫn nhiệt tình chia sẻ với sự cởi mở và chân thành. Qua lời kể của chị, tôi cảm nhận được một đam mê cháy bỏng với phim tài liệu...niềm đam mê đó đã giúp chị vượt qua mọi khó khăn trong quá trình thực hiện phim tài liệu "Những đẻ trong sương" trong nhiều năm.

“Những đứa trẻ trong sương” – phim Việt Nam đầu tiên lọt top 15 Oscar

"Những đứa trẻ trong sương" không chỉ là tác phẩm Việt Nam đầu tiên lọt vào đến danh sách rút gọn của 15 phim tài liệu tranh giải Oscar 2023, bộ phim còn thắng giải “Phim quốc tế xuất sắc” trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Docaviv. Ngoài ra, tác phẩm đã nhận khoảng 34 giải thưởng và được mang đến hơn 100 liên hoan phim lớn nhỏ khác.

Bộ phim được quay trong nhiều năm với hàng nghìn cảnh quay kể về hành trình trưởng thành của Di, một cô bé người H’Mông sống tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, nơi những phong tục truyền thống như "kéo vợ" và tảo hôn vẫn còn tồn tại. Qua lăng kính chân thực và tinh tế, bộ phim không chỉ khắc họa vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng mà còn phản ánh sự xung đột giữa giá trị cổ truyền và hiện đại, cùng những thách thức mà các bé gái dân tộc thiểu số phải đối mặt. Với hình ảnh giàu tính nghệ thuật và câu chuyện đầy cảm xúc, bộ phim đã chinh phục khán giả quốc tế, giành nhiều giải thưởng danh giá và ghi dấu ấn sâu đậm cho điện ảnh Việt Nam trên đấu trường thế giới.

Chị có nghĩ mình thật liều lĩnh khi là một người trẻ không xuất thân từ điện ảnh nhưng lại mạnh dạn dấn thân vào dòng phim tài liệu – vốn được xem là đầy thách thức và đòi hỏi khắt khe?

Hà Lệ Diễm: Đôi lúc mình cũng thấy bản thân mình liều thật, nhưng bởi vì quá thích thể loại này, vùng đất này và cả những nhân vật như vậy nên mình quyết định đi theo mọi người.

Trong quá trình thực hiện bộ phim, chị có nhận được sự hỗ trợ hay bảo vệ nào từ phía pháp luật để đảm bảo cho dự án không?

Hà Lệ Diễm: Thực ra chính nhân vật là người bảo vệ mình. Nhiều lúc mình cảm giác họ hiểu mình hơn là mình hiểu họ. Trong quá trình quay phim, chính mọi người còn giải thích cho những người xung quanh hiểu giúp mình nữa.

Mình cảm thấy khung cảnh trên đó mang lại cảm giác gần gũi như ở nhà. Mới đầu lên do không hiểu ngôn ngữ, nên thấy hơi bất an vì không biết mọi người đang nói gì nhưng về sau mọi người đều cố gắng dịch sang tiếng việt cho mình hiểu và mình rất trân trọng điều này.

Điều gì đã khiến chị quyết định chọn kể câu chuyện về những đứa trẻ vùng cao giữa vô vàn chủ đề khác nhau?

Điều gì đã khiến chị quyết định chọn kể câu chuyện về những đứa trẻ vùng cao giữa vô vàn chủ đề khác nhau?

Hà Lệ Diễm: Thứ nhất, xuất phát từ đam mê làm phim của mình. Khi đã quyết định sản xuất ra một bộ phim mà không đi đến cùng thì những bộ phim sau khó có thể vượt qua được, bên cạnh đó cũng để xem khả năng của bản thân sẽ đi được đến đâu, có thể hoàn thành tốt mọi thứ hay không.

Thứ hai, mình cũng rất thích làm việc với trẻ con bởi các bạn luôn luôn có sự hồn nhiên và ngây thơ. Các bạn ấy có nhiều hành động không theo lẽ thường của người lớn. Thêm vào đó, người lớn có thể bận lúc này, lúc kia còn trẻ con thì luôn có nhiều thời gian hơn để làm việc và chơi với đoàn làm phim chúng mình. Chính những điều đó khiến cho mình luôn cảnh thấy vui vẻ trong quá trình sản xuất.

Một bộ phim tài liệu được thực hiện trong nhiều năm nhưng khi lên màn ảnh lại chỉ có một thời lượng nhất định. Vậy có cảnh quay nào phải cắt bỏ mà chị cảm thấy tiếc nuối hay không?

Một bộ phim tài liệu được thực hiện trong nhiều năm nhưng khi lên màn ảnh lại chỉ có một thời lượng nhất định. Vậy có cảnh quay nào phải cắt bỏ mà chị cảm thấy tiếc nuối hay không?

Hà Lệ Diễm: Thực ra thì không có gì tiếc cả. Lúc nháp phim, bọn mình đã chọn lọc và rút gọn dần thời lượng, có những bản nháp 17-18 tiếng sau khi rút chỉ còn 5-6 tiếng và những phần mình bỏ ra thì đều có lý do hết.

Hà Lệ Diễm và chiếc máy quay của mình

Hà Lệ Diễm và chiếc máy quay của mình

Vậy có cảnh phim hay tình huống nào làm chị buồn, đau lòng và muốn buông máy quay không?

Hà Lệ Diễm: Khi quay cảnh Di bị “kéo vợ”, mình theo em về nhà sau đó uống chén rượu chia tay. Lúc đó mình biết Di đã an toàn và mọi thứ đã được kiểm soát. Hết cảnh đó là mình đặt máy quay xuống luôn vì mệt và rã rời chân tay.

Khán giả khi xem bộ phim này có thể rơi nước mắt, nhưng với chị là người chứng kiến tất cả từ đầu, có khoảnh khắc nào chị cảm thấy muốn bật khóc hay không?

Hà Lệ Diễm: Đó là cảnh Di bị “kéo vợ”, lúc đó mình thực sự rất xúc động và mẹ Di ở nhà quay sang an ủi, bảo đừng khóc. Trước đó, mẹ Di đã dặn đi theo em, nhưng khi Di bị kéo, mình cảm thấy đó là lỗi của mình vì đã không làm tốt trách nhiệm của mình là đi theo Di thường xuyên và bảo vệ em ấy.

Hà Lệ Diễm luôn chú trọng từng khuôn hình trong quá trình sáng tạo nghệ thuật

Hà Lệ Diễm luôn chú trọng từng khuôn hình trong quá trình sáng tạo nghệ thuật

Khi khán giả rời khỏi rạp sau khi xem phim, chị hy vọng họ sẽ mang theo điều gì trong lòng?

Hà Lệ Diễm: Tất nhiên khi khán giả xem phim, mỗi người sẽ có những cảm xúc khác nhau. Nhưng với tôi, điều tôi khao khát nhất là người xem có thể chạm đến một nỗi tiếc nuối sâu lắng – tiếc cho tuổi thơ ngắn ngủi của những đứa trẻ vùng cao, một tuổi thơ trong trẻo nhưng mong manh, trôi qua quá nhanh mà không kịp để lại dấu ấn hay chuẩn bị cho chúng trước ngưỡng cửa trưởng thành. Tôi muốn khán giả cảm nhận được sự bất ngờ và áp lực mà các em phải đối mặt, những gánh nặng cuộc đời ập đến đột ngột, không báo trước, như cơn gió lạnh thổi qua những triền núi, cuốn đi sự hồn nhiên mà lẽ ra các em có quyền giữ mãi.

Có bao giờ chị cảm thấy phim điện ảnh tài liệu quá “cô đơn” không khi khán giả ưa chuộng những bộ phim bom tấn, cốt truyện drama và gai góc?

Có bao giờ chị cảm thấy phim điện ảnh tài liệu quá “cô đơn” không khi khán giả ưa chuộng những bộ phim bom tấn, cốt truyện drama và gai góc?

Hà Lệ Diễm: Mình thấy rằng điện ảnh tài liệu luôn có sự tiếp cận riêng, tuy không quá phổ biến nhưng thi thoảng vẫn có những bộ phim độc lập được khán giá đón nhận rất nồng nhiệt. Đây cũng là tình hình chung trên toàn nền điện ảnh thế giới, không riêng Việt Nam.

Hơn hết, đây là lựa chọn của chính bản thân mình, biết trước được kết quả như vậy nên mình không cảm thấy điều đó là bất thường.

Đạo diễm Hà Lệ Diễm và những nhà làm phim trên thế giới

Đạo diễm Hà Lệ Diễm và những nhà làm phim trên thế giới

Như chị đã chia sẻ, đây là thực trạng không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn của điện ảnh thế giới. Vậy chị có định hướng nào để phát triển dòng phim tài liệu này không, thưa chị?

Hà Lệ Diễm: Thường những phim độc lập có chủ đề, cách kể dễ tiếp cận người xem hay thời lượng phù hợp để chiếu rạp thì sẽ lan tỏa được rộng rãi hơn. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào người làm phim, từ việc dẫn chuyện đến chi phí phát hành, quảng bá,… nói chung phải có sự tổng hòa rất nhiều yếu tố mới có thể đưa bộ phim đến với nhiều khán giả hơn.

Là một người được đào tạo bài bản trong lĩnh vực báo chí, điều này có giúp ích cho chị trong quá trình làm phim hay không?

Hà Lệ Diễm: Chắc chắn là có rồi, những lúc phải làm khảo sát, tiếp cận nhân vật thì chính những kỹ năng trong báo chí giúp mình làm nhanh hơn so với mọi người. Bởi mình biết phải tìm ở đâu, phải liên hệ chỗ nào để có được những thông tin và danh sách người mình cần. Thậm chí, cũng nhờ đó mình còn làm giúp phần khảo sát cho những phim khác nữa.

Hay như lúc phát hành phim, những người bạn học chung báo chí với mình cũng rất sẵn lòng chung tay đưa bộ phim tiếp cận nhiều hơn với các quý vị khán giả.

Sau những thành công rực rỡ mà bộ phim mang lại, có điều gì đã khiến chị thay đổi hay không?

Sau những thành công rực rỡ mà bộ phim mang lại, có điều gì đã khiến chị thay đổi hay không?

Hà Lệ Diễm: Thay đổi nhiều nhất với mình là có cơ hội ra nhiều phim hơn, được gặp gỡ, làm quen với nhiều bạn làm phim khác trên toàn thế giới, qua đó mình cũng học hỏi và hiểu hơn về những đất nước ở rất xa mà bình thường mình không có cơ hội trải nghiệm.

Đồng thời, cũng biết được rằng những nhà làm phim khác họ cũng gặp phải khó khăn như mình, thậm chí là khó khăn hơn. Điều đó cũng giúp mình nhận ra cuộc sống của mình... đâu đến nỗi tệ đâu.

Vậy bộ phim tiếp theo chị định làm sẽ là gì, một hành trình dài khác hay một cú rẽ bất ngờ?

Vậy bộ phim tiếp theo chị định làm sẽ là gì, một hành trình dài khác hay một cú rẽ bất ngờ?

Hà Lệ Diễm: Thông thường, để hoàn thiện một bộ phim độc lập phải dành từ 2 đến 3 năm, thậm chí hơn. Nhưng mình thực sự may mắn khi tìm được những cộng sự tài năng, không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn đồng điệu trong ý tưởng và tinh thần làm việc. Nhờ vậy, quá trình sản xuất một bộ phim mới của có thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Và phim tiếp theo của mình vẫn là phim tài liệu thôi (cười), xin phép được giữ bí mật và sẽ sớm tiết lộ cho mọi người trong thời gian sớm nhất.

Xin cảm ơn những chia sẻ rất thú vị của chị!

Hà Lệ Diễm – cựu sinh viên báo chí với niềm đam mê làm phim độc lập

Đạo diễn Hà Lệ Diễm sinh năm 1991, người dân tộc Tày. Cô tốt nghiệp khoa Báo chí - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy xuất phát từ lĩnh vực báo chí nhưng cô bất ngờ rẽ hướng sang điện ảnh và nhanh chóng thu về những thành tích đáng nể trong lĩnh vực phim tài liệu khi tuổi đời còn trẻ. Sự nghiệp của cô bắt đầu với phim ngắn Con đi trường học đạt giải Cánh diều bạc năm 2013 (năm đó Cánh diều không có giải Vàng), đặc biệt là lúc này cô mới chỉ 23 tuổi. Năm 2021, nhờ phim tài liệu “Những đứa trẻ trong sương”cô được vinh danh với giải thưởng "Đạo diễn xuất sắc" tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam (IDFA), một trong những liên hoan phim uy tín hàng đầu thế giới. Thành tựu của Hà Lệ Diễm không chỉ khẳng định tài năng cá nhân mà còn góp phần nâng tầm vị thế của điện ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Thiết kế và trình bày: Lan Hương

Trần Đức Anh - Thanh Mai - Anh Vũ (Thực hiện)

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/media/series-doi-thoai-dao-dien-ha-le-diem-ra-the-gioi-moi-biet-cuoc-song-minh-co-den-noi-te-dau-post14662.html