Sexy và hào nhoáng nhưng hãng nội y Victoria's Secret đang lao đao
Victoria's Secret với các thiên thần quyến rũ là hãng nội y lớn nhất tại Mỹ. Nhưng sau thời kỳ tăng trưởng vũ bão hồi cuối thập niên 1990 và 2000, Victoria's Secret đang lao đao.
Ông đặt tên thương hiệu theo thời đại Victoria ở Anh với mong muốn các sản phẩm nội y của hãng phải thể hiện được sự tinh tế của giai đoạn đó. Tờ Slate đánh giá: “Raymond hình dung về hình ảnh phòng the của nữ hoàng Victoria với những miếng gỗ tối màu, tấm thảm phương Đông và lớp màn lụa buông rủ".
Năm 1982, Victoria's Secret đạt doanh thu hơn 4 triệu USD. Tuy nhiên trên thực tế lúc đó công ty đã trượt tới bờ vực phá sản. Đó là thời điểm doanh nhân Les Wexner thay đổi cục diện. Ông là nhà sáng lập đế chế thời trang The Limited. Tháng 7/1982, The Limited mua lại 6 cửa hàng cùng catalog của Victoria’s Secret với giá 1 triệu USD. Ảnh: The Business Journals.
Doanh nhân Les Wexner hoàn toàn thay đổi tầm nhìn của Raymond. Ông tạo nên một hệ thống cửa hàng nội y tập trung vào phụ nữ hơn là đàn ông. Ông quan sát thị trường nội y châu Âu tại thời điểm đó và muốn mang hình mẫu này tới Mỹ. Ông tạo nên một phiên bản “bình dân” hơn của thương hiệu châu Âu cao cấp “La Perla”. Ông muốn các sản phẩm của Victoria's Secret phải trông sang trọng và đắt tiền nhưng có mức giá phải chăng. Ảnh: Nicholas Hunt/Getty.
Chiến lược của Les Wexner lập tức đem lại thành công cho Victoria's Secret. Đầu những năm 1990, Victoria’s Secret trở thành hãng bán lẻ nội y lớn nhất nước Mỹ với 350 cửa hàng toàn quốc và đạt doanh số 1 tỷ USD. Ảnh: Getty Images.
Năm 1997, ý tưởng về tên gọi “thiên thần Victoria’s Secret" xuất hiện sau khi các người mẫu Helena Christensen, Karen Mulder, Daniela Peštová, Stephanie Seymour và Tyra Banks cùng xuất hiện trong chiến dịch quảng bá bộ sưu tập nội y “Thiên thần”.
Các show diễn bắt đầu trở nên hào nhoáng và tốn kém hơn. Năm 2000, người mẫu Gisele Bündchen trình diễn trong bộ đồ lót đắt nhất trong lịch sử Victoria's Secret - chiếc “Fantasy Bra” nạm kim cương trị giá 15 triệu USD. Trong giai đoạn cuối thập niên 1990 và 2000, trong các hình ảnh quảng cáo thương hiệu Victoria's Secret luôn xuất hiện những "thiên thần" được trang điểm rất đậm và ăn mặc cực kỳ sexy.
Bà Turney đột ngột từ chức năm 2016, ông Wexner lên kế nhiệm tạm thời. Ông Wexner đã thực hiện một loạt thay đổi nhanh chóng như khai tử catalog, đồ bơi và trang phục khác để tập trung hoàn toàn vào đồ lót - cốt lõi kinh doanh của Victoria’s Secret. Ông cũng chia thương hiệu thành ba mảng Victoria’s Secret Lingerie (đồ nội y), Victoria’s Secret Beauty (sản phẩm chăm sóc sắc đẹp) và Victoria’s Secret Pink (sản phẩm dành riêng cho giới trẻ) và tuyển CEO riêng cho mỗi mảng.
Bà Jan Singer trở thành CEO của Victoria’s Secret Lingerie vào tháng 9/2016. Ảnh: Evan Agostini/Invision/AP.
Chưa đầy một tuần sau những bình luận của Razek, bà Jan Singer từ chức CEO Victoria’s Secret Lingerie và ông John Mehas lên thay thế từ đầu năm 2019. Doanh thu các cửa hàng tiếp tục tụt giảm 3% trong năm 2018. Chỉ riêng trong quý tài chính thứ 3 của năm 2018, doanh số Victoria's Secret lao dốc tới 89% xuống còn vỏn vẹn 14,2 triệu USD. Hãng dần mất thị phần vào tay các tên tuổi mới. Ảnh: Dimitrios Kambouris / Getty Images.